+Aa-
    Zalo

    Nhật Bản: Trẻ em béo hơn vì sử dụng điện thoại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tỷ lệ trẻ em Nhật Bản béo phì đang ở mức cao nhất mọi thời đại vì thời gian sử dụng điện thoại tăng, cùng với hoạt động thể thao giảm do ảnh hưởng bởi COVID-19.

    Báo cáo "Kiểm tra thể lực quốc gia năm 2022" do Cơ quan Thể thao Nhật Bản công bố mới đây cho thấy, tổng điểm thể lực của học sinh tiểu học và trung học cơ sở nước này đạt mức thấp kỷ lục.

    Theo tờ Mainichi Shimbun, việc thời gian trẻ em sử dụng điện thoại tăng, cùng với thời gian tập thể dục của học sinh tiểu học và trung học cơ sở không trở lại như trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, "tỷ lệ béo phì đang ở mức cao nhất mọi thời đại".

    nhat ban tre em beo hon vi su dung dien thoai 01
    Thời gian sử dụng điện thoại tăng khiến trẻ em Nhật Bản béo hơn. Ảnh minh họa

    Được biết, cuộc khảo sát cho thấy vào năm 2022, ở khối lớp 5 bậc tiểu học Nhật Bản, 27,1% nam sinh và 22% nữ sinh chơi điện thoại di động hoặc xem TV hơn 4 giờ sau giờ học mỗi ngày. Tỷ lệ này còn cao hơn ở khối năm 2 THCS lần lượt là 28,3% và 26,1%, đều tăng so với năm 2021. Ngoài ra, ngày càng có nhiều trẻ không ăn sáng, ngủ ít hơn 8 tiếng và vấn đề rối loạn nhịp sống đang là chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của mọi người.

    Cơ quan Thể thao Nhật Bản phát hiện rằng dịch bệnh COVID-19 đã khiến trẻ em nước này giảm các hoạt động thể dục thể thao, từ đó khiến trẻ ngày càng béo hơn. Trong năm 2022, tỷ lệ béo phì của nam và nữ sinh lớp 5 lần lượt là 14,5% và 9,8%, trong khi tỷ lệ béo phì của nam sinh năm 2 THCS là 11,4%, cả hai đều đạt mức cao trong lịch sử.

    Một nghiên cứu của Đại học Northwestern, Mỹ, chỉ ra rằng, những người tập trung vào điện thoại di động 68 phút mỗi ngày trở lên có nguy cơ bị trầm cảm, do ít giao tiếp. Trẻ sử dụng điện thoại thời gian dài cũng dễ rơi vào cảm xúc tiêu cực, làm suy giảm thị lực cũng như ảnh hưởng tới não bộ. Một hậu quả nặng nề khác là tạo ra sự thiếu chú ý và rối loạn tăng động.

    Hoa Vũ (Theo Thời báo Hoàn Cầu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhat-ban-tre-em-beo-hon-vi-su-dung-dien-thoai-a562868.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Béo phì ở trẻ em: Nhiều hậu quả về thể chất lẫn tâm lý

    Béo phì ở trẻ em: Nhiều hậu quả về thể chất lẫn tâm lý

    Nếu như trước đây suy dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe phổ biến thì ngày nay tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam ngày càng gia tăng. Bép phì có thể dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, dậy thì sớm…

    Ngăn ngừa, phòng chống béo phì ở trẻ em

    Ngăn ngừa, phòng chống béo phì ở trẻ em

    Điều trị béo phì là công việc khó khăn, ít hiệu quả và rất tốn kém. Chính vì thế cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa, không để chứng mập phì, thừa cân xảy ra ở trẻ em.