+Aa-
    Zalo

    Nhân viên "đánh cắp" giờ làm để bán hàng online có bị sa thải không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Người lao động dùng thời gian làm việc để bán hàng online hoặc làm việc riêng hiện không thuộc diện bị xử lý kỷ luật bằng cách sa thải.

    Người lao động dùng thời gian làm việc để bán hàng online hoặc làm việc riêng hiện không thuộc diện bị xử lý kỷ luật bằng cách sa thải. Do đó, doanh nghiệp không có căn cứ để tiến hành sa thải người lao động.

    Nhân viên bán hàng online trong giờ làm việc có thể bị xử lý. Ảnh minh họa 

    Bán hàng online trong giờ làm việc, nhân viên có bị sa thải không?

    Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất, có ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động. Chính vì vậy, người sử dụng lao động chỉ có quyền áp dụng kỷ luật sa thải đối với người lao động thực hiện các hành vi được nêu tại Điều 126 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2012:

    - Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc;

    - Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

    - Bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức mà tái phạm;

    - Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng (thiên tai, hỏa hoạn, bản thân bị ốm,…).

    Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, người lao động lợi dụng thời gian làm việc để bán hàng online không thuộc trường hợp bị kỷ luật sa thải. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động không có căn cứ để tiến hành sa thải người lao động.

    Từ 1/1/2021, BLLĐ 2019 chính thức có hiệu lực pháp luật, bổ sung thêm trường hợp người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    Như vậy, theo quy định cũ hay mới thì người lao động bán hàng online trong giờ làm không bị sa thải.

    Nhân viên bán hàng online trong giờ làm việc có thể bị xử lý thế nào?

    Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực vẫn kế thừa những quy định của Bộ luật Lao động 2012 và bổ sung thêm một số quy định mới.

    Theo đó, người sử dụng lao động không được sa thải nhân viên bán hàng online trong giờ làm việc nhưng vẫn còn nhiều cách khác để xử lý hành vi này.

    Cụ thể, người sử dụng lao động được quyền ban hành nội quy lao động, trong đó quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và hình thức xử lý kỷ luật lao động. Đồng thời, người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động.

    Như vậy, để giải quyết tình trạng người lao động làm việc riêng trong giờ, cụ thể là bán hàng online trong giờ làm việc, người sử dụng lao động có thể liệt kê trong nội quy lao động đây là hành vi vi phạm kỷ luật đồng thời nêu rõ hình thức xử lý tương ứng.

    Ngoài sa thải, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức kỷ luật sau:

    - Khiển trách;

    - Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;

    - Cách chức.

    Kết luận: Người lao động “đánh cắp” giờ làm để bán hàng online, căn cứ vào nội quy lao động, người sử dụng lao động có thể xử lý bằng việc khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhan-vien-danh-cap-gio-lam-de-ban-hang-online-co-bi-sa-thai-khong-a355466.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan