Nguyên nhân dẫn đến nghe kém
Theo các chuyên gia, khoảng tần số đàm thoại của giọng nói con người nằm trong khoảng từ 250 - 3000 Hz. Khi bị nghe kém sẽ cảm thấy khó nghe với cả những âm thanh nằm trong ngưỡng tần số được cho là trung bình. Người mắc có thể gặp khó khăn khi nghe những âm thanh như: Tiếng chuông cửa, tiếng điện thoại, giọng nói của trẻ em, tiếng chim hót, tiếng động vật hoặc khó khăn trong việc phân biệt âm thanh ở không gian ồn ào.
Có nhiều yếu tố gây nghe kém nhưng các nguyên nhân phổ biến đó là:
- Do lão hóa: Khoảng 1/3 người trong độ tuổi từ 65 - 74 bị nghe kém. Tỷ lệ này là 1/2 với người trên 75 tuổi.
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài hoặc thường xuyên sử dụng tai nghe với âm lượng lớn có thể khiến bạn bị nghe kém.
- Nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng tai có khả năng gây ra sự tích tụ chất lỏng, làm tổn thương cơ quan thính giác và ảnh hưởng lớn tới thính lực, làm xuất hiện triệu chứng ù tai, nghe kém.
- Sử dụng thuốc trong thời gian dài: Một số thuốc gây nghe kém do làm tổn thương dây thần kinh thính giác. Các loại thuốc dễ gây hại cho thính giác gồm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư,…
Mặc dù có nhiều yếu tố liên quan tới nghe kém nhưng nguyên nhân sâu xa được xác định là do chức năng thận suy giảm (theo đông y “thận khai khiếu ra tai”) và theo tây y là do tuần hoàn máu, oxy, dưỡng chất tới thần kinh thính giác kém. Vì vậy, muốn cải thiện tình trạng nghe kém, suy giảm thính lực hiệu quả cần giải quyết được các nguyên nhân cả theo đông y và tây y.
Phân loại chứng nghe kém
Nghe kém được chia làm 3 loại sau đây:
- Nghe kém dẫn truyền: Xảy ra do tổn thương ở ống tai ngoài, màng nhĩ, hoặc tai giữa. Những tổn thương này ngăn không cho âm thanh dẫn truyền hiệu quả đến tai trong.
- Nghe kém tiếp nhận: Do tổn thương tai trong, sự bất thường của các tế bào trong ốc tai hoặc dây thần kinh thính giác (dây thứ 8). Việc suy giảm thính giác do thần kinh hiếm khi có thể phục hồi được.
- Nghe kém hỗn hợp: Có thể là do chấn thương ở đầu nghiêm trọng, nhiễm trùng mạn tính hoặc rối loạn di truyền. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi nghe kém dẫn truyền kết hợp với nghe kém tiếp nhận.
Biểu hiện của tình trạng nghe kém
Nghe kém có thể biểu hiện dưới các dạng sau:
- Tiếng nói hay các âm thanh khác bị nghe nhỏ lại.
- Khó hiểu lời nói của người khác, đặc biệt ở những chỗ đông đúc ồn ào.
- Nghe lẫn lộn (khó phân biệt) các phụ âm.
- Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm hơn, nói to rõ hơn.
- Cần phải tăng âm lượng tivi, đài hay điện thoại.
- Thường tự rút ra khỏi các cuộc trò chuyện vì nghe kém.
- Né tránh các hoạt động xã hội.
Điều trị tình trạng nghe kém như thế nào?
Có nhiều giải pháp hỗ trợ cải thiện khả năng nghe cho người bị nghe kém. Lựa chọn điều trị bằng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghe kém. Dưới đây là một số giải pháp phổ biến:
Lấy cục ráy tai tắc nghẽn
Ráy tai là một nguyên nhân gây nghe kém có thể giải quyết triệt để. Người mắc nên đến các cơ sở y tế để lấy ráy tai một cách an toàn, tránh làm tổn thương ống tai và màng nhĩ.
Phẫu thuật
Một số trường hợp bị nghe kém có thể điều trị bằng phẫu thuật, bao gồm các bất thường ở màng nhĩ hay chuỗi xương con. Ngoài ra, người mắc bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần hay dịch trong tai giữa dai dẳng, bác sĩ có thể đặt một ống thông giúp dẫn lưu dịch từ trong tai giữa ra ngoài.
Máy trợ thính
Nếu nghe kém do nguyên nhân tổn thương tai trong, máy trợ thính có thể có ích. Máy trợ thính phóng đại âm thanh và hướng âm thanh vào ống tai. Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn máy trợ thính phù hợp nhất.
Cấy điện ốc tai
Trường hợp bị nghe kém nặng và dùng máy trợ thính không cải thiện thì ốc tai điện tử có thể được chọn lựa. Khác với máy trợ thính, ốc tai điện tử được cấy vào thay thế tai trong bị tổn thương. Qua đó sẽ trực tiếp kích thích thần kinh thính giác.
Giải pháp cải thiện nghe kém, tăng cường sức khỏe thính lực nhờ Kim Thính
Song song với việc thăm khám và xác định nguyên nhân, các chuyên gia khuyên người bị nghe kém nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường thính lực, phục hồi khả năng nghe một cách an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.
Kim Thính chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp mang đến tác dụng:
- Cây cối xay, vảy ốc, cẩu tích có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giúp giảm triệu chứng của viêm tai, đau tai; Cải thiện nghe kém do mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai hiệu quả.
- Câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, thục địa, đan sâm có tác dụng bồi bổ thận, từ đó giúp tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe theo thuyết của y học cổ truyền liên quan giữa chức năng thận và sức khỏe thính giác.
- Đan sâm, L- carnitine fumarate, kẽm giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cung cấp oxy cho các tế bào thần kinh. Đặc biệt, L-carnitine fumarate là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ thống thính giác. Các dưỡng chất này cũng giúp tế bào lông ở tai trong luôn khỏe mạnh và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Kim Thính là sản phẩm chứa thành phần chống viêm thực vật, giảm đau thực vật, vừa giúp bổ thận (theo đông y), vừa có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường dinh dưỡng, oxy đến tế bào thần kinh tai và cơ quan thính giác. Do đó, sản phẩm giúp cải thiện các bệnh về tai như: Nghe kém, ù tai, suy giảm thính lực, viêm nhiễm ở tai,... rất hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nên rất thân thiện và dễ dung nạp với cơ thể, không gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.
Sản phẩm Kim Thính được bào chế bằng công nghệ lượng tử giúp chiết xuất tối đa hoạt chất quý có trong thảo dược, từ đó mang đến hiệu quả cao và bền vững hơn. Nhờ những hiệu quả mang lại, mới đây Kim Thính tự hào được vinh danh Thương hiệu mạnh Quốc gia.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về các nguyên nhân gây tình trạng nghe kém và giải pháp điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp sử dụng Kim Thính mỗi ngày để tăng cường sức khỏe thính lực bạn nhé!
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.