“Thương những chiếc quần jeans cũ có số phận hẩm hiu chuẩn bị thành giẻ lau nên tôi gom chúng lại, hóa thành đồ handmade tặng người thân, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường sống”, chị Bùi Thị Kim Ngân, tác giả của sản phẩm tái chế chia sẻ.
Chân dung người phụ nữ “hô biến” đồ phế thải thành túi xách độc lạ giá hàng trăm đô l |
Muôn kiếp nhân sinh – Chúng ta chỉ sống một lần!
9 năm trước, cô gái trẻ Bùi Thị Kim Ngân (SN 1989) mắc bão bệnh khiến cuộc sống đảo lộn hoàn toàn. Kim Ngân bị xuất huyết, máu cam chảy nhiều mà không cầm được. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ kết luận, cô bị xuất huyết tiểu cầu vô căn cứ (không tìm thấy nguyên nhân bệnh).
Từ một cô gái xinh đẹp, nhiều đam mê và năng động, căn bệnh khiến cô phải tạm từ bỏ nhiều thứ. Mỗi ngày, Kim Ngân phải đối diện với chiếc kim chọc tủy to dài trắng ớn, những viên thuốc đắng ngắt, bệnh mất ngủ kéo dài liên miên. Tác dụng phụ của thuốc khiến cô tăng cân nhiều. Ngân từng bật khóc vì đau đớn, vì tủi thân, thậm chí là nghĩ đến cái chết.
Nằm trên “chiếc giường đắt giá nhất cuộc đời”, Kim Ngân suy nghĩ về cuộc sống: “Có thể một ngày nào đó mình chết đi, bất ngờ như cách mà căn bệnh này ghé thăm. Sau vài năm, liệu ai còn nhớ tới mình không? Chúng ta đang sống hay chỉ là đang tồn tại?...”. Nhưng may mắn khi sợi dây gia đình đã kéo giữ cô lại. Sau một thời gian dài điều trị, đến nay, bệnh tình đã thuyên giảm nhiều. Căn bệnh đã giúp cô nhận ra những giá trị tốt đẹp xung quanh mà có lẽ trước kia chưa từng cảm nhận được.
Trong thời gian điều tri, Kim Ngân nảy sinh ra ý tưởng độc đáo: Tạo giá trị cho bản thân và cộng đồng qua dự án tái chế đồ phế thải.
Từ chiếc quần jeans cũ, cô tạo thành những chiếc túi độc đáo có hình dáng khác nhau. |
Đầu tiên, cô kêu gọi mọi người gửi quần jeans cũ để lấy túi xách. Kim Ngân hào hứng chia sẻ với PV Đời sống & Pháp luật: “6 chiếc quần cũ mới đổi được một chiếc túi nhỏ. Tôi thương những chiếc quần jeans có số phận hẩm hiu, sắp biến thành giẻ lau nên phải hành động để “cứu” chúng. Đồ nào còn dùng được sẽ mang cho hoặc đi làm từ thiện. Những chiếc còn lại, tôi tỉ mẩn ngồi may thành món đồ handmade”.
“Công việc lúc đó không mang lại thu nhập, bị nhiều người mỉa mai. Nhưng có nhiều người ngỡ ngàng khi đón nhận chiếc túi, họ khuyên tôi nên thương mại hóa để vừa giúp ích cho đời lại có thu nhập ổn định”.
Đầu tiên, cô làm đồ handmade để tặng mọi người để lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. |
Dùng đồ tái chế là hành động thiết thực để tránh lãng phí. |
Kim Ngân hạnh phúc khi những chiếc túi mang tặng được mọi người trầm trồ, khen ngợi. |
Khi quyết định bỏ công việc văn phòng để ở nhà chế tạo túi, nhiều người đàm tiếu, xì xào. Mẹ cô cũng khuyên răn hết lời, mong muốn con gái làm công việc “xúng xính váy áo” chứ không phải quanh quẩn suốt ngày với mớ vải vụn.
Đồ jeans cũ được Kim Ngân giặt ủi sạch sẽ, lên ý tưởng thiết kế thành những món đồ như: Túi xách, bông tai, tạp dề, chun buộc tóc…Cô trao đổi đồ với mọi người xung quanh và trong những diễn đàn đổi đồ cũ, diễn đàn sống xanh trên mạng xã hội.
Đến năm 2019, “người mẹ” của sản phẩm tái chế quyết định thương mại hóa dù lời lãi chẳng được là bao. Nhiều tháng ròng rã, cô bỏ tiền túi để duy trì sản xuất. Cứ vài tháng, cô nàng cho ra một bộ sưu tập mới: Đồ thêu, đồ đính cúc, họa tiết vintage hay thêu tên những cuốn sách trên túi…Sự sáng tạo, niềm say mê đã giúp Ngân tạo ra những chiếc túi có “1 0 2”.
Túi xách do Kim Ngân thiết kế có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới. |
Những chiếc khuyên tai từ vải cũ rất sành điệu, cá tính. |
Mọi người đều không ngờ chiếc quần bò cũ nát, nhàu nhĩ lại biến thành những chiếc túi thời thượng, sang chảnh. Trong nước, Kim Ngân bán hàng bằng cách lập page “Tái chế quần jeans” trên facebook. Cô mở hai điểm bán để khách trực tiếp tới tham quan, mua sắm tại TP. Hà Nội và TP.HCM
Ngoài ra, cô gửi những món đồ lên Hoàn Kiếm tại một cửa hàng nhỏ bán cho khách Tây. Không chỉ giới hạn trong nước, Kim Ngân mày mò tìm cách bán đồ ra nước ngoài. Chiếc túi cô sản xuất đã có mặt tại khắp mọi nơi: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singarpo, Malaysia…
Giá trung bình một chiếc túi xách từ 150.000 – 550.000 đồng tại Việt Nam. Còn khi sang nước ngoài, giá đắt gấp 3-5 lần do chịu phí vận chuyển. Nhiều khách hàng vẫn chi số tiền lớn để sở hữu món đồ “cũ”. Với những khách gửi quần jeans cũ được giảm 15% khi nhận đồ mới.
Thổi hồn vào chiếc túi nhờ họa tiết vintage. |
Mọi thứ thuộc về “bản gốc”, quần áo lại được “tuần hoàn”
Về ý tưởng thiết kế, cô gái trẻ chia sẻ: “Lên ý tưởng là công việc khó nhất. Tôi luôn phải tìm cảm hứng để chế tạo những món đồ hợp thời trang. Tôi tận dụng những chi tiết đẹp của đồ cũ làm điểm nhấn cho đồ mới. Mỗi chiếc quần lại có một chi tiết đẹp khác nhau như: Gấu quần, cạp quần, cúc, họa tiết, hoa văn, chữ thêu, chỗ mài rách, mác quần, đinh tán kim loại… Vì vậy mà sẽ chẳng có chiếc túi nào giống chiếc túi nào, không có chuyện bị đụng hàng. Vải thừa được tận dụng làm thành bông tai đồng bộ. Sành điệu, cá tính và hợp thời lắm đó”.
Những chiếc túi được trưng bán tại cửa hàng ở TP.HCM. |
Cô gửi đồ handmade trên Hoàn Kiếm để bán cho khách Tây. |
"Ngoài ra, tôi kết hợp thêm vật liệu khác để tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho túi như: Khoen khóa kim loại, vải lót, các loại móc cua, khuy cúc…Dù là thứ bỏ đi nhưng khi biết tận dụng lợi thế, thay đổi diện mạo thì chúng sẽ trở nên đặc biệt. Tôi tin, người cũng như vật: đặt đúng vị trí – bạn sẽ tỏa sáng”, cô tiết lộ.
Để tạo ra thành phẩm đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo. Có những chiếc túi phải ghép nhiều mảnh từ những chiếc quần khác nhau. Trung bình 1-2 ngày, Kim Ngân sẽ cho ra đời một chiếc túi xách/balo cầu kỳ. Hiện tại, vào buổi sáng, có hai nhân viên hỗ trợ cô. Toàn bộ sản phẩm đều được sản xuất tại Hà Nội. Cô mong muốn đồ tái chế có thể đi xa hơn nữa.
Xưởng sản xuất nhỏ và cũng là ngôi nhà riêng nằm tại số nhà 15B, ngõ 99/2, Hồ Tùng Mậu, Nam Từ Liêm, TP. HN. |
Hằng ngày, cô gái trẻ tỉ mẩn cắt, khâu, thêu với những chiếc túi. |
Cô gái trẻ thương túi tới mức sau khi hoàn thành lại gắn chiếc tag giấy viết tay để nhớ chúng được làm từ chiếc quần cũ nào. Và chúng có mấy anh chị sinh đôi, thậm chí là sinh ba, sinh tư. Kim Ngân hạnh phúc khi quần ieans cũ được tận dụng triệt để. Cô nghĩ, đây mới thực sự là sống chứ không phải tồn tại: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”.
Nhiều kiểu dáng túi độc đáo, hợp thời trang. |
Bộ sưu tập túi: Thêu tên cuốn sách và thêu họa tiết. |
Kim Ngân nhận được cúp thưởng "Vì một tương lai xanh" do Đài Truyền hình Quốc gia trao tặng. |
Ứng Hà Chi