+Aa-
    Zalo

    Người mắc bệnh tim mạch có thể lái xe không?

    (ĐS&PL) - Nhiều người hiện vẫn thắc mắc về việc người bị bệnh tim mạch có được phép lái xe hay không? Dưới đây là một số thông tin có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

    Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Đối với những người mắc bệnh tim mạch, việc lái xe có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ cho bản thân mà còn cho những người tham gia giao thông khác. Vậy, quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này như thế nào?

    Đối với người lái xe hạng A1

    Pháp luật hiện nay không cấm người mắc các bệnh về tim mạch thì không được lái xe hạng A1. Do đó, nếu người đó có mắc bệnh về tim mạch vẫn có thể lái xe hạng A1 được.

    Đối với người lái xe hạng B1

    Có 02 trường hợp mắc bệnh về tim mạch dưới đây không được lái xe hạng B1 gồm:

    - Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

    - Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA).

    Người mắc bệnh tim mạch sẽ không được lái xe trong một số trường hợp

    Người mắc bệnh tim mạch sẽ không được lái xe trong một số trường hợp

    Đối với người lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE

    Có 10 trường hợp mắc bệnh về tim mạch dưới đây không được lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE gồm:

    - Bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa ³ 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ³ 100 mmHg.

    - HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.

    - Các bệnh viêm tắc mạch (động - tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.

    - Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định.

    - Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.

    - Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

    - Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.

    - Ghép tim.

    - Sau can thiệp tái thông mạch vành.

    - Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA).

    Lời khuyên cho người bệnh tim khi lái xe

    - Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi quyết định lái xe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá về tình trạng sức khỏe và khả năng lái xe an toàn.

    - Lái xe trong điều kiện tốt: Tránh lái xe khi mệt mỏi, căng thẳng hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.

    - Luôn mang theo thuốc: Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tim mạch, hãy luôn mang theo bên mình khi lái xe.

    - Dừng xe ngay khi có dấu hiệu bất thường: Nếu xuất hiện các triệu chứng như đau ngực, khó thở, chóng mặt,... hãy dừng xe ngay lập tức và tìm kiếm sự trợ giúp y tế. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-mac-benh-tim-mach-co-the-lai-xe-khong-a436779.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan