Những bức ảnh, những chứng cứ, sự khám phá của nhiều nhà khảo cổ học đều đề cập đến sự tồn tại của người khổng lồ trên trái đất. Vậy đâu mới là sự thật?
Năm 1952: khai quật được 18 bộ xương người khổng lồ
Cách đây đúng một thế kỷ, vào tháng 5 năm 1912, các nhà khảo cổ thuộc ĐH Beloit (Mỹ) bất ngờ khai quật được 18 bộ xương người có kích thước to lớn khác thường, vượt xa so với kích thước của bộ xương một người bình thường, nghi là của những người khổng lồ, tại khu vực hồ Delavan, Wisconsin.
Những hình ảnh được cho là của người khổng lồ ở Mỹ. Ảnh: Maestroviejo.es |
Nhưng ngay sau đó, những thông tin này bị giấu nhẹm, và những nhà chức trách tìm mọi cách nói rằng bức ảnh này là ảnh giả… Tuy nhiên, những gì tờ New York Times trước đó đã báo cáo đầy đủ, là bằng chứng không thể chối cãi, và làm sửng sốt giới khoa học thời đó.
Năm 1931: phát hiện hang động chứa những bộ xương của những người khổng lồ
Tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên, duy nhất bằng chứng về người khổng lồ từng được tìm thấy. Vào năm 1931, Bruce Russell, một bác sĩ tại thành phố Cincinnati, Ohio ( Mỹ ), tuyên bố đã phát hiện ra một loạt các đường hầm phức tạp nằm sâu bên dưới Thung lũng Chết.
Tại đây, ông cùng người bạn thân của mình là tiến sĩ Daniel S. Bovee đã phát hiện bên trong các hang động chứa những bộ xương của những người khổng lồ, với chiều cao 2,9m và các phần khác dài tầm 2m. Họ cho rằng, bộ xương đó khoảng 80.000 năm tuổi, và là của người khổng lồ từng sống trên trái đất và là tổ tiên của người hiện đại ngày nay.
Năm 1947: Tìm thấy bộ xương khổng lồ đã được ướp trước khi chôn cất
Ngày 4/8/1947, báo cáo về việc tìm ra bộ xương của những người khổng lồ được đăng tải trên The San Diego Union cho hay, những bộ xương dường đã được ướp trước khi chôn cất, tuổi thọ dễ đến phải 80.000 năm tuổi.
Tại các hang động này, họ cũng phát hiện ra những căn phòng trông giống như phòng nghi lễ của các dân tộc cổ xưa, có một số ký tự tượng hình trông giống như các ký tự từ thời văn minh đã mất Atlantis.
Năm 1988: Ngón tay của người khổng lồ
Theo báo Bild của Đức, năm 1988, Gregor Sporri, một chủ sở hữu hộp đêm, đến thăm Ai Cập trong vai trò nhà nghiên cứu nghiệp dư có hứng thú với các kim tự tháp. Tại đây, ông chụp lại được nhiều bức ảnh về một ngón tay xác ướp khổng lồ.
Ngón tay người khổng lồ được phát hiện ở Ai Cập. Ảnh: Ancient Origins |
Chủ nhân của ngón tay này là một người trộm lăng mộ đã giải nghệ tên Nagib sống tại quận Bir Hooker, gần thành phố Sadat, cách thủ đô Cairo, Ai Cập, khoảng 100 km về hướng bắc. Ngón tay dài gần 35 cm và nếu là thật thì nó chắc chắn phải thuộc về một người cao từ 4,57 m đến 4,88 m. Tuy nhiên, 24 năm sau, phát hiện của Sporri mới được tiết lộ, vào ngày 9/3/2012. Nagib kể với Sporri rằng ngón tay khổng lồ được tìm thấy khoảng 150 năm trước và lưu giữ trong gia đình ông ta qua các đời. Sporri đã phải mất 300 USD để chụp ảnh ngón tay.
Năm 2015: Những người khổng lồ tiền sử
Tháng 1/2015, một bộ xương khổng lồ tình cờ được tìm thấy ở Varna, Bulgaria, nơi trước kia là thành phố cổ đại Odessos của Hy Lạp. Cũng ở khu vực này, các nhà khảo cổ đã tìm được một cái lọ có niên đại từ thế kỷ thứ 5 và một bức tường thành cổ đại .
Sau một hồi tiếp tục đào, họ tìm thấy bộ xương khủng trong tư thế hai tay đặt trên eo và đầu quay về phía đông. Mặc dù chiều cao của bộ xương không được xác định rõ ràng, nhưng đây vẫn là một phát hiện quan trọng cho thấy nhiều khả năng những người khổng lồ thời tiền sử đã sinh sống trên trái đất, trước khi tuyệt chủng vì một nguyên nhân bí ẩn nào đó mà con người chưa thể khám phá ra với khoa học hiện tại.
Năm 2016: Những bộ hài cốt mang chiều cao bất thường ở Trung Quốc
Hồi năm 2016, các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật một khu định cư có niên đại từ cuối thời Đồ đá Mới ở một ngôi làng gần thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tại đây, họ phát hiện những hài cốt mang chiều cao bất thường so với chiều cao của con người thời điểm đó, lên tới 1,8 đến 1,83 m. Đặc biệt, có một bộ hài cốt đạt chiều cao tới 1,9 m.
Một bộ xương to lớn khác thường trong ngôi mộ được khai quật tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AP |
“Đây chỉ là ước tính dựa trên cấu trúc xương”, người đứng đầu trường nghiên cứu lịch sử và văn hóa thuộc Đại học Sơn Đông cho hay. “Nếu là một thực thể sống, chiều cao của anh ta chắc chắn vượt quá cả 1,9 m”.
Người dân ở tỉnh Sơn Đông vẫn được cho là có chiều cao vượt trội so với các khu vực khác ở Trung Quốc, song vẫn không thể so sánh được với chiều cao của những người được tìm thấy trong các lăng mộ kể trên, giới chuyên gia đánh giá.
Cuộc chạm trán giữa con người với người khổng lồ
Trong nhật ký của nhà thám hiểm Ferdinand Magellan, người Bồ Đào Nha đầu tiên thực hiện hành trình đi vòng quanh thế giới, ông đã ghi chép rằng bản thân từng chạm trán người khổng lồ tại khu vực ngày nay là Patagonia thuộc Nam Mỹ vào năm 1520.
Lúc bấy giờ, khi nhìn thấy một người khổng lồ trần truồng nhảy múa bên bãi biển, Magellan đã cử các thuyền viên trong đội thám hiểm tiếp cận và thể hiện thiện chí bằng cách bắt chước điệu nhảy của người khổng lồ.
Họ đã thành công và dẫn dụ được người khổng lồ tới bên bờ biển một hòn đảo nhỏ, nơi thuyền trưởng Magellan đang đợi sẵn. Antonio Pigafetta, một học giả cũng tham gia hành trình đã miêu tả lại cảnh tượng trong cuốn nhật ký mà về sau được viết thành sách mang tên “Hành trình của Magellan: Chuyện kể về chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên”.
Phác họa cảnh Magellan gặp những người khổng lồ năm 1520. Ảnh: Wired |
“Khi anh ta đứng trước mặt chúng tôi, anh ta bắt đầu ngạc nhiên và sợ hãi rồi chỉ tay lên trời với ý hỏi rằng chúng tôi từ thiên đàng xuống phải không. Anh ta cao đến người cao nhất trong chúng tôi cũng chỉ đứng đến eo anh ta”, Pigafetta miêu tả trong cuốn sách.
Trên hòn đảo nhỏ đó, Magellan và bạn đồng hành đã cho người khổng lồ đồ ăn và thức uống, song họ phạm sai lầm khi đưa cho anh ta xem một chiếc gương. “Khi người khổng lồ nhìn thấy mình trong gương, anh ta hoảng loạn”, Pigafetta viết. “Nhảy bật lại phía sau, anh ta ném 4 người đàn ông của chúng tôi xuống đất”.
Nhưng cuối cùng, lúc mọi chuyện lắng xuống, những nhà thám hiểm đã thành công trong việc kết nối với bộ lạc người khổng lồ nọ. Họ đi săn với nhau, thậm chí cùng nhau xây nhà kho để lưu trữ chiến lợi phẩm.
Ngoài câu chuyện của nhà thám hiểm Magellan cách đây gần 5 thế kỷ, gần đây nhất, nhà nghiên cứu người Anh Gerald Alston cũng quả quyết rằng mình từng gặp người khổng lồ. Theo lời ông kể, năm 1919, Alston bị những người khổng lồ sống trong vùng núi Guiana, đông nam Venezuela bắt giữ làm tù binh. Họ có chiều cao trung bình khoảng 3 m với làn da nâu sạm. Có lần, một cậu bé người khổng lồ trong lúc chơi đùa đã vô tình bẻ gãy tay ông khiến Alston phải chịu đau đớn hàng tháng ròng rã. Sau nửa năm, Alston trốn thoát được và ghi lại câu chuyện. Tuy nhiên, nó lại không thể được kiểm chứng.
Nguyễn Phượng(T/h)