Trong các văn bản pháp luật không hề đề cập đến khái niệm ngoại tình. Đây chỉ là từ ngữ thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày khi muốn nói đến mối quan hệ “ngoài luồng” của vợ, chồng với người thứ ba khi đã đăng ký kết hôn.
Hay có thể hiểu một cách đơn giản, ngoại tình là từ dùng để chỉ một người (có thể là vợ/chồng) khi đã có vợ/chồng (đăng ký kết hôn hợp pháp với người khác, được pháp luật bảo vệ và công nhận mối quan hệ vợ chồng) nhưng lại có tình cảm và nảy sinh quan hệ với người không phải là chồng/vợ của mình.
Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, chế độ hôn nhân một vợ một chồng là chế độ hôn nhân mà mỗi người chỉ được kết hôn với một người khác cùng giới tính trong cùng một thời điểm.
Hành vi ngoại tình vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có thể dẫn đến việc giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Mức phạt đối với hành vi này từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tại Thông tư liên tịch số 01/2001 nêu trên, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đưa ra các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng nêu tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015:
- Việc vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Làm cho gia đình của một trong hai bên hoặc cả hai bên ly hôn, thậm chí vợ hoặc con của một trong hai bên/cả hai bên tự sát…
- Người vi phạm đã bị phạt hành chính mà vẫn tiếp tục mối quan hệ này.
Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm, hoặc có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Ngoại tình là vấn đề nhạy cảm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ trong gia đình. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có hành vi này.