+Aa-
    Zalo

    Nghiên cứu trao đổi: Mô hình doanh nghiệp trường học, xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đạii

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngày nay, không chỉ tại Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới, nhiều mô hình trường học kiểu mới đã xuất hiện. Đây được xem là hướng đi mới để nâng cao....

    Ngày nay, không chỉ tại Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới, nhiều mô hình trường học kiểu mới đã xuất hiện. Đây được xem là hướng đi mới để nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nền kinh tế toàn cầu hóa đầy cạnh tranh.

    Hướng đi mới nâng cao chất lượng đào tạo

    Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cùng xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia, các nền kinh tế cần phải mở cửa cạnh tranh. Vậy nên để có một nền kinh tế năng suất, chất lượng đòi hỏi người lao động phải có tính cơ động cao và linh hoạt trong việc áp dụng các kỹ năng mới.

    Thực tế, tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển chất lượng nguồn lao động đều không đáp ứng được. Thậm chí là thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn cho các ngành công nghiệp mới và phương thức sản xuất cũng như sự dịch chuyển lao động. Nguyên nhân là do chất lượng đào tạo chưa được đảm bảo, chưa phù hợp với xu thế của thời đại. Nên trong khi nguồn nhân lực lao động thiếu thì phần lớn các sinh viên tốt nghiệp đều không tìm được việc làm đầy đủ và nhận được mức lương không thỏa đáng.

    Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát công tác dạy và học nghề tại trường Cao đẳng nghề Quảng Ngãi.

    Để giải quyết vấn đề này và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, mô hình đào tạo kết hợp học nghề với thực tế sản xuất ra đời. Đây là mô hình đào tạo nghề mới, bắt nguồn từ việc giải quyết câu chuyện tìm nơi thực tập cho sinh viên. Đồng thời, cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, thực hành nhằm nâng cao tay nghề và kỹ năng thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

    Với hình thức đào tạo này, bắt buộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ phải điều chỉnh, khai thác các nguồn tài chính mới để có thể đáp ứng chi phí đào tạo. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy, các giáo viên buộc phải thực hiện các khóa học liên tục để thích ứng với điều kiện thị trường mới và đưa ra các kiến thức mới phù hợp với các quy trình công nghệ mới. Không những thế, các giáo viên phải luôn nỗ lực để tìm ra những cách dạy và học mới để tăng sự hứng thú và động lực học tập cho học sinh. Từ đó, tạo ra nguồn nhân lực tiếp thu công việc nhanh và làm việc có hiệu quả, là nguồn nhân lực chất lương cao đáp ứng yêu cầu thực tế xã hội.

    Một số mô hình “doanh nghiệp trường học” tiêu biểu tại Việt Nam

    Tại Việt Nam, đã có rất nhiều trường áp dụng thành công mô hình “doanh nghiệp trường học”. Điển hình như tại Đại học Nam Cần Thơ, hình thức đào tạo mới theo mô hình này đã ghi dấu ấn đột phá của trường mà hiện nay rất ít trường áp dụng.

    Đầu tiên, trường thành lập công ty cổ phần Tập đoàn Nam miền Nam, là nơi thực tập của sinh viên các khối ngành kỹ thuật, kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn, môi trường. Đồng thời cũng tiếp nhận sinh viên của trường vào làm việc sau khi ra trường. Tiếp đến, là Bệnh viện đa khoa Nam Cần Thơ có 9 tầng với quy mô 300 giường bệnh, dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ khánh thành. Bệnh viện sẽ được đưa vào sử dụng phục vụ cho việc thực tập của sinh viên của trường như: y khoa, quản lý bệnh viện, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật xét nghiệm y học.

    Ngoài ra, trường còn xây dựng Showroom ôtô Nam Cần Thơ DNC, là nơi thực tập cho sinh viên khối ngành kỹ thuật - công nghệ của trường như: kỹ thuật công nghệ ô tô, kỹ thuật cơ khí động lực,… 

    DNC ký hợp tác với Trung tâm DV việc làm TP Cần Thơ và các đối tác Doanh nghiệp - Ảnh: DNC

    Bên cạnh đó, Đại học Nam Cần Thơ còn liên kết với các đơn vị như: VinGroup, HDBank, ViettinBank, DHG Pharma, Viettel, Văn phòng Luật sư Lê Khanh…là môi trường cho sinh viên thực tập và làm quen với thực tế công việc giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản và kỹ năng công việc của mình sau khi tốt nghiệp.

    Mô hình này đã đem lại những hiệu quả tích cực hơn cả mong đợi. Cụ thể, những sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp được các công ty, doanh nghiệp đánh giá rất cao, tiếp thu công việc nhanh và làm việc có hiệu quả.

    Còn tại Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU), với mục tiêu đào tạo ra những cử nhân chất lượng cao, có kinh nghiệm làm việc, tư duy nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn cần thiết thích ứng được với môi trường công việc mang tính cạnh tranh toàn cầu. Trường đã và đang áp dụng mô hình doanh nghiệp cho 14 chuyên ngành đào tạo của trường. Các lớp học luôn đề cao ứng dụng thực tiễn, phương pháp dạy và học theo hướng hội nhập, hiện đại mang đến trải nghiệm khác biệt cho người học. Nhờ áp dụng mô hình lớp học doanh nghiệp vào chương trình đào tạo, mà hầu hết các sinh viên của trường đều đáp ứng nhu cầu công việc sau khi tốt nghiệp. 

    Có thể thấy, việc áp dụng phương pháp đào tạo theo mô hình “doanh nghiệp trường học” là vô cùng cần thiết của nền kinh tế hiện đại. Rất cần sự vào cuộc, phối kết hợp một cách chặt chẽ giữa nhà trường và các công ty, doanh nghiệp. Qua đó, xác định được nhu cầu, xây dựng, đánh giá chương trình đào tạo và thiết lập chuẩn đầu ra phù hợp. Hỗ trợ bố trí thực tập và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực. Đảm bảo nguồn nhân lực qua đào tạo đều có việc làm, lương thưởng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghien-cuu-trao-doi-mo-hinh-doanh-nghiep-truong-hoc-xu-huong-tat-yeu-cua-nen-kinh-te-hien-daii-a337647.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan