Của hồi môn thường là món quà chúc phúc của bố mẹ, cực chẳng đã cụ bà mới phải đem bán đi.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, một cụ bà vào hôm 10/3 vừa qua đã quyết định đem bán món hồi môn của mình vì cuộc sống quá nghèo khổ và khó khăn. Cụ bà sống một mình trong một căn nhà ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Ban đầu, cụ bà chỉ định bán món hồi môn của mình với giá 500 NDT (khoàng 1,8 triệu đồng). Tuy nhiên, khi một nhà sưu tập đồ cổ tìm đến, giá trị thực sự của món đồ cụ bà định bán mới được hé lộ.
Hóa ra, món hồi môn của cụ bà là một hộp đựng trang sức bằng gỗ. Nhà sưu tập đồ cổ chỉ nhìn thoáng qua đã biết món đồ được truyền lại từ thời nhà Thanh. Chiếc hộp được làm từ gỗ Nam Mộc Tơ Vàng và giáng hương Hoàng Đàn, chạm khắc hoa văn “Cá hóa rồng” cuối nhà Thanh đầy tinh xảo.
Chiếc hộp gỗ chạm khắc tinh tế là món hồi môn cụ bà cất giữ bao năm qua. |
Đặc biệt, vẫn có thể nhìn thấy rõ lớp phủ bóng loáng bên ngoài chiếc hộp khi đem phơi dưới ánh sáng mặt trời. Trải qua nhiều năm tháng, chiếc hộp vẫn còn nguyên vẹn, ý như mới, không hề bị hỏng hóc. Dựa vào chất liệu cùng cách chế tác chiếc hộp, người sưu tập đồ cổ đoán rằng cụ bà nhiều khả năng xuất thân từ một gia đình quyền quý trong quá khứ, thân phận không hề tầm thường.
Theo lời chia sẻ của cụ bà, không ít người từng muốn mua lại chiếc hộp gỗ này với mức giá 500 NDT nhưng cụ không nỡ bán. Hiện tại, cảnh nhà nghèo túng, tiền ăn không còn, cụ bà mới đành lòng bán đi. Nhà sưu tập đồ cổ sau khi lắng nghe câu chuyện, hiểu rõ giá trị của chiếc hộp đã quyết định trả cho cụ 20.000 NDT (khoảng 71 triệu đồng).
Nhà sưu tập tìm tới, biết giá trị thực của chiếc hộp gỗ nên đã trả cho cụ bà số tiền gấp 40 lần giá ban đầu. |
Nghe con số nhà sưu tập đưa ra, cụ bà không khỏi choáng và và bất ngờ. Cụ chưa bao giờ cụ nghĩ món hồi môn mà bố mẹ trao ngày nào lại có giá trị lớn đến thế, cũng không nghĩ đến người mua lại ra giá cao hơn gấp 40 lần giá ban đầu. Có chút hoang mang, cụ bà nói với nhà sưu tập: “Cậu đưa tôi 10.000 NDT (khoảng 35,5 triệu đồng) thôi là được rồi. Cậu trả số tiền lớn thế kia, tôi không dám nhận”.
Nhà sưu tập sau đó đã giải thích cặn kẽ về giá trị của chiếc hộp gỗ, cụ bà mới chịu nhận tiền, đồng thời thầm cảm thấy may mắn khi gặp được người tốt bụng, nhờ vậy mới không bị lừa tiền.
Chia sẻ về quyết định chi một số tiền lớn như vậy, nhà sưu tập cho hay ông muốn “thu thập” thêm tình người trong quá trình sưu tập đồ cổ. Đáng chú ý, ông còn gửi lời nhắn tới bà cụ rằng nếu sau này muốn mua lại hộp gỗ thì chỉ cần trả ông số tiền tương đương.
Đinh Kim(T/h)