+Aa-
    Zalo

    Ngân hàng sẽ "thắt" tín dụng với BĐS, chứng khoán và trái phiếu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trước những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro về cho vay bất động sản, chứng khoán, đầu tư kinh doanh trái phiếu, NHNN đã phát đi tín hiệu cảnh báo.

    that tin dung voi bds chung khoan va trai phieu vi tiem an rui ro dspl
    NHNN "thắt" tín dụng với BĐS, chứng khoán và trái phiếu vì tiềm ẩn rủi ro. Ảnh minh họa

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn số 3029/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng liên quan đến các khoản vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tín dụng vào BOT, rà soát tín dụng đầu tư vào trái phiếu..

    Trong năm 2020, tín dụng đối với lĩnh vực BÐS vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng BÐS cao. Ðầu tư trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh BÐS vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

    Thậm chí, một số ngân hàng thương mại (NHTM) có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng lớn so với năm 2019, trong đó, mức tăng thêm tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BÐS.

    Về cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng lớn so với năm trước. Chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống và dư nợ tín dụng qua thẻ tín dụng suy giảm mạnh so với cuối năm 2019.

    Trong năm 2020, nợ xấu cấp tín dụng đối với khách hàng lớn (doanh nghiệp có tổng mức cấp tín dụng từ 500 tỷ đồng trở lên) tăng so với cuối năm 2019. Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng đáng kể, dẫn đến việc chưa phản ánh thực chất kết quả kinh doanh.

    Một số tổ chức tín dụng chưa quyết liệt trong công tác thu hồi tối đa nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đưa ra theo dõi ngoại bảng.

    Sang sn quý I/2021, số liệu từ NHNN cho thấy, tổng tín dụng tăng 2,9% so với cuối năm 2020. Trong đó, tín dụng chảy vào lĩnh vực ưu tiên tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 3% so với cuối năm 2020.

    Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BÐS ước tính khoảng 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3% trong quý I/2021. Tỷ trọng tín dụng vào lĩnh vực BÐS chiếm 19,6% tổng dư nợ của nền kinh tế. Dư nợ lĩnh vực chứng khoán đạt 45.326 tỷ đồng, giảm 1% so với cuối năm 2020. Trong đó, dư nợ chứng khoán ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu với 96,21%.

    Để đảm bảo an toàn hoạt động và hạn chế rủi ro, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thống đốc tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao thực hiện.

    NHNN yêu cầu các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án BÐS có quy mô lớn; cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh BÐS; thận trọng trong xem xét quyết định cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng BÐS tại các địa bàn đang xảy ra tình trạng sốt đất, các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao.

    Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm đúng mục đích, nhất là đối với vay phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến nhà ở, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay phục vụ đời sống sai mục đích, như dùng để đầu tư vào chứng khoán và kinh doanh BÐS hoặc mục đích khác.

    Về cấp tín dụng với mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán, NHNN cũng yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng của dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh chứng khoán để hạn chế rủi ro.

    Tuân thủ các quy định về điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

    Về cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, NHNN lưu ý phải cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, trong đó có liên quan đến các dự án BOT, BT giao thông để hạn chế rủi ro thanh khoản.

    Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của NHNN liên quan đến việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.

    Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các TCTD phải tập trung rà soát việc đầu tư trái phiếu đối với các doanh nghiệp có số dư phát hành trái phiếu lớn, nhất là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD/doanh nghiệp khác.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngan-hang-se-that-tin-dung-voi-bds-chung-khoan-va-trai-phieu-a502355.html
    4 sai lầm điển hình khi sử dụng thẻ tín dụng

    4 sai lầm điển hình khi sử dụng thẻ tín dụng

    Sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch là một trong những hình thức thanh toán không tiền mặt tiện dụng và phổ biến của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nó cũng sẽ là con dao hai lưỡi, gây ra thiệt hại đáng tiếc cho người dùng nếu không sớm nhận diện được các sai lầm liên quan.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    4 sai lầm điển hình khi sử dụng thẻ tín dụng

    4 sai lầm điển hình khi sử dụng thẻ tín dụng

    Sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch là một trong những hình thức thanh toán không tiền mặt tiện dụng và phổ biến của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nó cũng sẽ là con dao hai lưỡi, gây ra thiệt hại đáng tiếc cho người dùng nếu không sớm nhận diện được các sai lầm liên quan.

    Agribank tăng trưởng tín dụng đi đôi đảm bảo chất lượng tín dụng

    Agribank tăng trưởng tín dụng đi đôi đảm bảo chất lượng tín dụng

    Góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ, trong những năm qua Agribank luôn tập trung đầu tư, cung cấp nguồn vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tăng trưởng tín dụng đi đôi với bảo đảm chất lượng, kiểm soát chặt chẽ đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.