+Aa-
    Zalo

    Nga lần đầu hé lộ hình ảnh tiêm kích Su-35 khai hỏa tên lửa bất khả chiến bại R-37M

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tên lửa siêu thanh R-37M nặng 600 kg, dài 4,2 m và có tốc độ siêu thanh. Với tốc độ này, không một loại vũ khí nào có thể đánh chặn.

    Tên lửa siêu thanh R-37M nặng 600 kg, dài 4,2 m và có tốc độ siêu thanh. Với tốc độ này, không một loại vũ khí nào có thể đánh chặn.

    R-37M được gắn dưới cánh Su-35.. Ảnh: Militarywatch.

    Mới đây, truyền thông Nga đã công bố hình ảnh một tên lửa không đối không tầm xa R-37M được phóng từ máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35.

    Hoạt động này diễn ra nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Trung tâm thử nghiệm bay 929 của Bộ Quốc phòng Nga mang tên V.P. Chkalov. Đây là học viện chính của lực lượng hàng không vũ trụ và lực lượng vũ trang Nga, các thiết bị hàng không và vũ khí hàng không đều được kiểm tra ở đây trước khi đưa vào phục vụ trong quân đội.

    Tên lửa R-37 được phát triển bởi Phòng thiết kế chế tạo máy Vympel, được phát triển dựa trên tên lửa không đối không R-33 để trang bị cho máy bay đánh chặn MiG-31M.

    Loại tên lửa đắt tiền này có khả năng hạ gục chính xác các mục tiêu quan trọng như các máy bay AWACS (máy bay có hệ thống kiểm sóat và cảnh báo sớm). Tuy nhiên, do sở hữu tốc độ Mach 6 (7.400 km/h) và hệ thống tự điều khiển truy tìm tích cực ở giai đoạn cuối, nên tên lửa này cũng là mối đe dọa với những mục tiêu linh hoạt như chiến đấu cơ.

    Các biến thể của R-37M, được cho là đang trong giai đoạn phát triển cuối, đã được trang bị hệ thống chỉ dẫn mới và giảm trọng lượng lẫn chiều dài để phù hợp với bệ phóng nhỏ hơn.

    Hiện thời, trong kho vũ khí của Mỹ chưa có tên lửa nào có khả năng qua mặt tên lửa R-37M của Nga về cả tốc độ lẫn tầm xa. Phiên bản hiện đại nhất của tên lửa không đối không AIM-120 do hãng Raytheon của Mỹ sản xuất hiện chỉ đạt tốc độ Mach 4 và bay xa khoảng 180km, theo FreeBeacon.

    Su-35 của Nga. Ảnh: AP

    Tên lửa R-37M so với nguyên bản được cập nhật nhiều tính năng và công nghệ mới, nổi bật là hệ thống dẫn đường, hoạt động ở 2 chế độ, chủ động và bán chủ động.

    Ở chế độ bán chủ động, máy bay đối phương không hề biết rằng mình đang bị tấn công, trừ khi có sự trao đổi dữ liệu giữa tên lửa và máy bay thông qua kênh liên kết dữ liệu. Ở chế độ chủ động, tên lửa chuyển sang mục tiêu khác quan trọng hơn với sự hỗ trợ từ radar của máy bay thông qua kênh liên kết dữ liệu.

    R-37M còn được trang bị radar chỉ thị mục tiêu Agat 9M1103M-350, đây là loại radar cho tên lửa đối không có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly xa nhất hiện nay.

    R-37M dự kiến sẽ được triển khai bởi nhiều loại máy bay hơn bao gồm Su-35, Su-30SM, Su-30SM2, MiG-35 và Su-57. 

    Mộc Miên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-lan-dau-he-lo-hinh-anh-tiem-kich-su-35-khai-hoa-ten-lua-bat-kha-chien-bai-r-37m-a341661.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan