+Aa-
    Zalo

    NASA công bố phát hiện thêm một hành tinh ngoài hệ mặt trời

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Các nhà thiên văn đã phát hiện thêm một hành tinh đá khác nằm ngoài hệ mặt trời, chỉ cách Trái Đất 21 năm ánh sáng - gần hơn so với bất kỳ hành tinh đá nào khác.

    (ĐSPL) - Các nhà thiên văn đã phát hiện thêm một hành tinh đá khác nằm ngoài hệ mặt trời, chỉ cách Trái Đất 21 năm ánh sáng - gần hơn so với bất kỳ hành tinh đá nào khác.

    Một báo cáo mới đây cho biết, hành tinh này có tên là HD 219134b, có trọng lượng ước tính gấp 4,5 lần Trái Đất, do đó nó được gọi là "siêu Trái đất". HD 219134b nằm rất gần với ngôi sao mẹ và có quỹ đạo quay quanh ngôi sao mẹ chỉ vọn vẹn 3 ngày, vì thế bề mặt của hành tinh này quá nóng để tồn tại sự sống, các nhà nghiên cứu phân tích.

    NASA công bố phát hiện hành tinh đá mới có tên là HD 219134b.

    Và không chỉ có HD 219134b, các nhà thiên văn còn phát hiện 3 hành tinh khác cũng nằm trong hệ này, một trong số đó là có trọng lượng ước tính gấp 2,7 lần Trái Đất và quỹ đạo quay quanh ngôi sao mẹ là 6,8 ngày. Một hành tinh khác có trọng lượng lớn hơn 9 lần so với Trái đất và quỹ đạo 47 ngày; hành tinh thứ 3 mang trọng lượng ước tính gấp 62 lần so với Trái đất và phải mất 1190 ngày để hành tinh này hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao mẹ.

    HD 219134b không thể trực tiếp nhìn thấy bằng kính thiên văn, nhưng ngôi sao mẹ mà nó quay quanh vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường do nằm trong chòm sao Thiên Hậu. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn có thể quan sát được ánh sáng lờ mờ của hành tinh này và từ đó ước lượng được kích thước và một số thông tin khác của nó.

    Các hành tinh kiểu này có mặt khắp nơi trên khắp các thiên hà, nhưng chúng ta vẫn không có nhiều kiến thức về chúng. Với sự phát hiện "người hàng xóm" mới này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự hình thành của các hành tinh và hệ thống năng lượng Mặt Trời nói chung.

    Các nhà khoa học ở NASA cho hay họ sẽ sử dụng cả hai kính viễn vọng trên mặt đất và trong không gian để quan sát HD 219134b từ đó thu thập thêm thông tin về hành tinh này.

    Họ sẽ kiểm tra xem nó có một bầu khí quyển hay không bằng cách quan sát các hành tinh di chuyển qua các ngôi sao mẹ của nó. Hành tinh này cũng có thể được nghiên cứu chi tiết hơn bởi sau khi kính viễn vọng không gian James Webb đi vào hoạt động trong năm 2018.

    Phát hiện về HD 219134b được công bố chỉ hơn một tuần sau khi NASA khẳng định mới tìm thấy hành tinh Kepler-452b. Hành tinh này cũng nằm ngoài hệ Mặt Trời nhưng có khoảng cách xa hơn rất nhiều, 1.400 năm ánh sáng, và có thể duy trì sự sống.

    NGÂN LINH (Theo Space)

    Video đang được quan tâm: 

    [mecloud]PklbdpMJN7[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nasa-cong-bo-phat-hien-them-mot-hanh-tinh-ngoai-he-mat-troi-a104421.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.