+Aa-
    Zalo

    Nàng tiên cá có thật hay không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Mới đây, thông tin về sự xuất hiện xác nàng tiên cá trôi dạt vào bờ biển Philippines lại làm dư luận dấy lên nghi ngờ về sự tồn tại của mỹ nhân ngư.

    (ĐSPL) – Mới đây, thông tin về sự xuất hiện xác nàng tiên cá trôi dạt vào bờ biển Philippines lại làm dư luận dấy lên nghi ngờ về sự tồn tại của mỹ nhân ngư.

    Gần đây, hình ảnh một nàng tiên cá bằng xương bằng thịt với khuôn mặt nhợt nhạt, đuôi dài và nhiều vây trôi dạt trên bãi biển được cho là ở Philippines hoặc Tây Ban Nha khiến không ít người sửng sốt.

    "Khi đang chạy thể dục dọc bãi biển, tôi trông thấy một vật thể lạ. Khi đến gần, tôi không dám tin vào mắt mình vì nó quá giống với nàng tiên cá mà chúng ta vẫn thường được trông thấy trong truyện cổ tích hay tivi", một nhân chứng có tên Peter được cho là người phát hiện xác nàng tiên cá khẳng định.

    Nàng tiên cá có thật hay không?

    Hình ảnh "xác nàng tiên cá" mới được phát hiện.

    Tuy nhiên, người ta chưa biết được đây có phải là nàng tiên cá thực sự hay không. Một số ý kiến cho rằng, đây chỉ là sản phẩm công nghệ hoặc tác phẩm nghệ thuật được với hiện trường giả nhằm đánh lừa mọi người.

    Những nàng tiên cá từng được phát hiện gây xôn xao dư luận

    Lần đầu tiên xuất hiện nàng tiên cá là vào năm 1403. Các ngư dân đã phát hiện nàng tiên cá mắc kẹt trên bờ biển Eton, Hà Lan. Trong cuốn sách “Speculum Mundi” xuất bản năm 1635 do đích thân Bộ trưởng nước Anh John Swan viết về sự kiện này, "mỹ nhân ngư" tỏ ra sớm hòa nhập với cuộc sống “trần gian”, thích mặc quần áo đẹp, thích dạo chơi, nghe các quý bà tâm sự, nhưng tuyệt nhiên không bao trò chuyện với ai.

    Nàng tiên cá có thật hay không?

    Năm 1738, dư luận lại xôn xao về câu chuyện nàng tiên cá. Nhật báo London đã đăng tải tấm hình cho thấy, một mỹ nhân ngư nhỏ bé được phát hiện trên bờ biển Hebrides. “Mỹ nhân ngư” này đã bị ném đá tới chết do người ta tưởng nhầm là quái thai. Sự việc cũng khiến không ít người tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực của nó. Tuy nhiên, những người dân trong làng sẵn sàng thề độc để chứng minh câu chuyện là hoàn toàn có thật.

    Nàng tiên cá có thật hay không?

    Thực hư của những câu chuyện nàng tiên các vẫn chưa rõ thì ngày 2/7/1991, tờ “United Daily News” của Singapore đưa tin rằng, các nhà khoa học phát hiện ra hóa thạch tương đối hoàn chỉnh của mỹ nhân ngư đầu tiên trên thế giới tại bờ biển Nam Tư, chứng minh hóa thạch có từ 1.200 năm về trước cũng như sự tồn tại của người cá là có thật chứ không chỉ có trong truyện cổ tích.

    “Người cá bị chết vì mắc cạn, sau đó xác được đá bảo vệ và dần dần hóa thành hóa thạch”, tiến sĩ Aughni cho biết.

    Nàng tiên cá có thật hay không?

    Tháng 4/1990, tờ Wenhui của Trung Quốc đưa tin, một ngôi mộ của xác ướp mỹ nhân ngư chôn vùi cùng với kho báu được phát hiện ở thành phố Sochi (Nga), bên bờ Biển Đen.

    Cũng liên quan đến sự xuất hiện của người cá, tiến sĩ viện khoa học Liên Xô cho biết, năm 1962, một chiếc tàu chở các nhà khoa học và chuyên gia quân sự đã bắt được một đứa bé nói được, đầu giống người nhưng lại là đuôi cá, da thô, có vảy và mang ở ngoài khơi bờ biển Cuba.

    Nàng tiên cá có thật hay không?

    Đầu năm 2013, một thợ lặn ở Greenland đã đăng tải đoạn video để chứng minh sự tồn tại của nàng tiên cá, gây tranh cãi trong dư luận.

    Đó là một đoạn video do Shlomo Cohen và một người bạn vô tình quay được khi đi du lịch ở bờ biển thành phố Kiryat Yam (Israel).

    Cohen kể lại rằng, hôm đó, anh đang dạo chơi ở ven bờ thì vô tình thấy “một người phụ nữ” nằm trên mỏm đá. Từ xa, Cohen và bạn thấy dáng nằm cảu người phụ nữ này rất khác thường nên rất chú ý và quay lại clip. Đưa máy quay zoom vào dần, họ bất ngờ phát hiện ra đó không phải là phụ nữ đang tắm nắng như họ tưởng, sinh vật đó có đuôi. Ngay khi phát hiện tiếng động, sinh vật đó trườn xuống biển và biến mất trong nháy mắt.

    Với những trường hợp trên, nàng tiên cá chủ yếu được biết đến qua các câu chuyện kể lại hoặc bằng chứng gián tiếp. Như vậy, nàng tiên cá có thật hay "bước ra" từ truyện cổ tích vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nang-tien-ca-co-that-hay-khong-a44769.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan