+Aa-
    Zalo

    Nâng cao quyền năng, vị thế và chất lượng cuộc sống của phụ nữ Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - 20 năm qua, thực hiện Cương lĩnh, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020, Việt Nam

    20 năm qua, thực hiện Cương lĩnh, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nâng cao quyền năng, chất lượng cuộc sống và vị thế của phụ nữ.
    uyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh được thông qua tại Hội nghị thế giới về Phụ nữ lần thứ tư tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995 đã khẳng định quyết tâm tiến tới mục tiêu bình đẳng, phát triển và hòa bình cho tất cả phụ nữ ở mọi nơi trên thế giới vì lợi ích của toàn nhân loại.
    Những con sấn tượng
    Trong một tọa đàm về đề tài này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng: 20 năm qua, Việt Nam đã triển khai thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh với sự quyết tâm và cộng đồng trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị. Việt Nam được Liên hợp quốc công nhận đã thúc đẩy việc hoàn thành sớm một số mục tiêu Thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Việt Nam đang tích cực xây dựng những giải pháp cụ thể cho từng lộ trình thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh tại Việt Nam.
    Về chính trị, hiện nay Việt Nam có 2 nữ Ủy viên Bộ chính trị, 1 nữ Bí thư TƯ Đảng, 2 nữ Phó Chủ tịch Quốc hội, 1 nữ Phó Chủ tịch nước.
    Gần 9\% nữ Ủy viên TƯ Đảng khóa XI, 11,3\% nữ ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2011-2015 cấp tỉnh; 24,4\% nữ đại biểu Quốc hội khóa XII.
    50\% các cơ quan ngang Bộ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt và có 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nữ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, đạt tỉ lệ 38\%.
    Trong lĩnh vực kinh tế, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ là 73,5\% (của nam giới là 82,5\%), ở mức cao so với nhiều nước. Phụ nữ Việt Nam hiện chiếm khoảng 25\% chủ doanh nghiệp. Tỉ số chênh lệch tiền lương giữa lao động nam và nữ giảm xuống còn 106,7\% (2014).
    Trong lĩnh vực y tế, tuổi thọ bình quân của nữ khá cao, trung bình 73,2 tuổi. Sức khỏe sinh sản của bà mẹ được quan tâm đặc biệt. Năm 2014, 95,8\% số phụ nữ mang thai được thăm khám ít nhất 1 lần và 73,7\% được thăm khám ít nhất 4 lần. Tỉ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản: 148 ca (giảm 24 ca so với năm 2013, tỉ lệ: 12,3/100.000).

    Việt Nam hiện có hai nữ Phó Chủ tịch Quốc hội.

    Trong lĩnh vực Giáo dục-đào tạo, tỉ lệ phụ nữ biết chữ ở độ tuổi 15-35 là 98,9\%. Đội ngũ nữ trí thức tiếp tục tăng cả về số lượng, chất lượng và được trẻ hóa. Trong các trường đại học: 19\% tiến sĩ là nữ; 38\% thạc sĩ là nữ. Trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ, có 38,6\% nữ phó giáo sư; 30,9\% nữ tiến sĩ; 54,6\% nữ thạc sĩ.
    Từ năm 2012 đến hết 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam có 6 triệu bà mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp, hướng dẫn các kiến thức về nuôi dạy con, thực hiện và áp dụng kỹ năng trong giáo dục, nuôi dưỡng trẻ vị thành niên (tính đến hết tháng 12/2013). 78,4 tỉ đồng là tổng trị giá tiền quà giúp gia đình chính sách (Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ) quyên góp được qua kênh của Hội Phụ nữ (tính đến hết tháng 6/2014). Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế: đã có hơn 3 triệu lượt phụ nữ tham gia giúp nhau (tiền, vàng, ngày công, con giống, cây giống…) được quy đổi thành tiền trị giá 1.655 tỉ đồng (tính đến hết tháng 12/2013). 21.530 mái ấm tình thương được xây dựng cho phụ nữ nghèo với tổng số tiền hơn 292,4 tỉ đồng vận động ủng hộ xây dựng mái ấm tình thương từ kênh TƯ Hội và các cấp Hội (tính từ 2008 đến tháng 6/2014).
    Những con số đó nói lên thành tựu to lớn về bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thế và Đời sống của phụ nữ mà Việt Nam đã nỗ lực để đạt được trong 20 năm qua.
    Những khó khăn cần vượt qua
    Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh là kết quả của những cuộc đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới qua hàng thập kỷ để đạt được bình đẳng, phát triển và hòa bình. Văn kiện quan trọng này đã được thông qua tại Hội nghị Toàn cầu lần thứ tư về Phụ nữ tại Bắc Kinh 1995 với sự tham gia của các đại biểu đến từ hơn 180 quốc gia, nhằm phản ánh các vấn đề và mối quan tâm của phụ nữ thế giới vào cuối thế kỷ 20.
    Mặc dù Cương lĩnh không phải là một văn kiện bắt buộc nhưng nó kêu gọi người dân và các tổ chức, từ công đoàn tới các tổ chức quốc tế, yêu cầu các Chính phủ có tham gia Công ước cam kết thực hiện hàng loạt các hành động, từ nghiên cứu giới trong truyền thông tới chấm dứt bạo lực với phụ nữ.
    Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhận định: “Cương lĩnh hành động Bắc Kinh ra đời và được tuyên truyền rộng rãi tại Việt Nam suốt 20 năm qua, là nhân tố quan trọng để tạo ra những chuyển biến tích cực trong sự nghiệp bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Cương lĩnh vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc cần được đánh giá đúng mức để có sự thay đổi trong thời gian tới”.
    Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng sự nghiệp phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới và phát triển của phụ nữ ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều thách thức. Bởi xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp, tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong các đối tượng. Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ còn bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán lạc hậu; tỷ lệ phụ nữ nghèo, mù chữ còn cao; bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng người nước ngoài còn diễn biến phức tạp...
    Để khắc phục có hiệu quả tình trạng trên và triển khai thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới, nhằm phát huy quyền con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục thực hiện những chủ trương, chính sách, với sự tham gia của cả cộng đồng; trong đó, tập trung đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới.
    Trong thời gian tới, cần coi trọng mở rộng đối tượng tuyên truyền, từ nam giới đến nữ giới; tăng cường mở các lớp tập huấn về kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và đại diện người sử dụng lao động; đưa vấn đề giới vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ; nâng cao chất lượng xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng nâng tỷ lệ nữ tham gia trong các tổ chức, bộ máy của cơ quan, đơn vị nói chung, nâng tỷ lệ nam trong các hoạt động về giới nói riêng. Các bộ, ban, ngành liên quan, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các chính sách liên quan đến lao động nữ; đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế để tăng cường việc học tập, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế về các hoạt động bình đẳng giới... Thực hiện có hiệu quả những nội dung này, sẽ làm cho vấn đề bình đẳng giới và bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tốt hơn.
    Theo Công lý
    [mecloud]vzYWeeHCID[/mecloud]
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nang-cao-quyen-nang-vi-the-va-chat-luong-cuoc-song-cua-phu-nu-viet-nam-a115425.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.