+Aa-
    Zalo

    Nạn nhân của iFan mất bao nhiêu khi đầu tư vào đồng tiền “ma”?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo tố cáo của các nạn nhân, những người sáng lập iFan đã dùng nhiều chiêu trò, thủ đoạn khiến người chơi nổi lòng tham, đầu tư mạnh tay và cuối cùng mất trắng.

    Theo tố cáo của các nạn nhân, những người sáng lập iFan đã dùng nhiều chiêu trò, thủ đoạn khiến người chơi nổi lòng tham, đầu tư mạnh tay và cuối cùng mất trắng.

    Trao đổi với Trí thức trẻ, một nữ đại gia tên H. (đề nghị viết tắt tên – PV) cho biết, bà đã cùng chồng đầu tư gần 16 tỷ đồng vào iFan. Theo bà H, lần đầu tiên bà tham dự hội thảo iFan là ngày 29/9/2017, cùng với chồng sắp cưới.

    "Ngày tôi và chồng tham dự cũng là ngày lần đầu tiên Công ty iFan ra mắt, quảng cáo cho đồng iFan ở Trung tâm tiệc cưới tại quận 10, TP.HCM. Tại sự kiện, ngoài tôi và chồng còn có rất nhiều người có buổi nói chuyện với người nổi tiếng như Diệp Khắc Cường, Vũ Hữu Lợi, Hồ Xuân Văn, Bùi Ngọc Mỹ. Họ giới thiệu đồng tiền ảo này cho chúng tôi.

    Ngay buổi hôm đó, họ cũng bán đồng này luôn với các mức giá ưu đãi 0,1 – 0,2 USD/đồng. Để tránh những nhà đầu tư ôm số lượng lớn đồng iFan với giá thấp, họ tiến hành bốc thăm, hoặc chỉ tên ngẫu nhiên. Tôi may mắn được chọn mua 200.000 iFan với giá 0,1 USD/đồng, chồng sắp cưới của tôi cũng được chọn mua 200.000 đồng iFan với giá 0,2 USD/đồng", bà H nói.

    Về lý do quyết định cùng chồng đầu tư số lượng lớn tiền ảo như vậy, bà H khẳng định: "Tôi tin vào anh Diệp Khắc Cường, chủ Công ty FNC. Anh ấy có tiếng tốt trong giới doanh nhân. Tôi tin anh ta nói được làm được.

    Một nhà đầu tư khác, anh Minh cho biết dù đang đi lao động tại Hàn Quốc nhưng theo dõi qua trang web biết có dự án đầu tư tiền điện tử, anh đã bỏ ra 3.000 USD để tham gia.

    "Tôi mua Ifan từ lúc dự án bắt đầu chào bán ICO. Tôi xem clip họ tổ chức hội thảo tại Hà Nội, thấy lãi suất hấp dẫn nên quyết định rót tiền. Tôi dùng 0,35 bitcoin để mua", anh Minh chia sẻ với Tuổi trẻ. Tại thời điểm đó, vốn đầu tư của anh Minh tương đương khoảng 650 triệu đồng.

    Các nhà đầu tư iFan tố cáo bị lừa đảo 15 nghìn tỷ đồng.

    Theo anh Minh, Ifan cam kết khi tham gia đầu tư vào tiền ảo, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng.

    Không hy vọng lấy lại tiền từ iFan, anh Tân, một nhà đầu tư đến từ Hà Nội xác định mất 600 triệu đồng.

    Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, anh cho biết: “Tôi không rủ rê nhiều người chơi cùng, chỉ có một số anh em thân thiết. Tuy nhiên, anh em bỏ ít, mỗi người chỉ vài chục triệu. Tôi dính nặng nhất, khoảng 600 triệu đồng. Trước đó, tôi cũng từng mất trắng khoảng 1,2 tỷ đồng khi Bitconnect bị sập”.

    Theo anh Tân, anh biết đến dự án iFan và nhân vật Lê Ngọc Tuấn (hiện được nhiều người gọi là Tuấn scam) thông qua mạng xã hội. “10 dự án Tuấn tham gia trước đây thì có đến 9 dự án thành công. Tiền lãi nhân 30, 40 lần là chuyện bình thường. Có dự án lên đến 100 lần. Đó là cơ sở để chúng tôi tin tưởng”.

    Anh Tân là một trong số những người tham gia vào sự kiện cực kỳ hoành tráng tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia của ông Tuấn và các cộng sự hồi tháng 12/2017. Trước khi quyết định tham gia, anh đã nghiên cứu về thị trường này tới 3 tháng rồi quyết định đổ số tiền lớn như vậy.

    Tổng số tiền anh Tân đổ vào iFan là khoảng 600 triệu, bao gồm 300 triệu chuyển tiền, khoảng 100 triệu đưa tiền mặt cho chân rết của ông Tuấn và lượng Bitcoin tương đương 200 triệu đồng.

    Chuyện sụp đổ của iFan bắt đầu bại lộ khoảng một tháng trước, khi nhiều nhà đầu tư hay tin văn phòng tại quận 2 đóng cửa. Admin của nhóm cộng đồng iFan cũng tự động thoát ra. Lúc này, người chơi nháo nhào đi tìm các lãnh đạo của Modern Tech.

    Qua điều tra, họ mới biết Công ty Modern Tech đăng ký địa chỉ kinh doanh tại tầng 9, tòa nhà Sacomereal, Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM. Và sáng 8/4, hàng chục người đã kéo đến đây biểu tình đòi quyền lợi. Tuy nhiên, Modern Tech đã “tháo chạy” khỏi tòa nhà từ hơn một tháng trước.

    Hiện nhiều nhà đầu tư vào đồng tiền ảo này đang cùng phối hợp nghiên cứu mẫu đơn kiện gửi lên Cục Cảnh sát Kinh tế (C46, Bộ Công an) để làm rõ vụ việc trên.

    Minh Thư(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nan-nhan-cua-ifan-mat-bao-nhieu-khi-dau-tu-vao-dong-tien-ma-a225634.html
    Chiêu thức huy động vốn của tiền ảo iFan

    Chiêu thức huy động vốn của tiền ảo iFan

    Lợi dụng sức hút của tiền ảo, nhiều đồng tiền số khác do người Việt tự tạo đã ra đời với chiêu thức kêu gọi đầu tư ICO hết sức rủi ro như tiền ảo iFan thời gian vừa qua.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chiêu thức huy động vốn của tiền ảo iFan

    Chiêu thức huy động vốn của tiền ảo iFan

    Lợi dụng sức hút của tiền ảo, nhiều đồng tiền số khác do người Việt tự tạo đã ra đời với chiêu thức kêu gọi đầu tư ICO hết sức rủi ro như tiền ảo iFan thời gian vừa qua.