+Aa-
    Zalo

    Ngoài iFan, các đồng tiền ảo nào nằm trong diện cảnh báo?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không chỉ iFan, trên thị trường hiện nay có rất nhiều hoạt động ICO khác dưới dạng ẩn danh và chứa nhiều rủi ro cho nhà đầu tư Việt.

    Không chỉ iFan, trên thị trường hiện nay có rất nhiều hoạt động ICO khác dưới dạng ẩn danh và chứa nhiều rủi ro cho nhà đầu tư Việt.

    Theo Ông Trần Hữu Đức - CLB Fintech Vietnam, ICO MLM (đa cấp) được xây dựng trên công nghệ Blockchain nhưng có mô hình phát triển đẩy giá đồng coin dựa vào cơ chế "Lending". Người sản xuất đồng coin MLM bán coin đó cho người mua, người mua dùng đồng coin này cho nhà sản xuất vay lại với lãi suất nào đó (thường rất cao). ICO MLM thông thường có xuất xứ không rõ ràng, thông tin người phát triển như là ai, ở đâu, nước nào… đều là ẩn danh.

    Theo các báo cáo của Similarweb về lượng truy cập tháng 12/2017 tại các trang web tiền ảo MLM như Bitdeal, iFan, Poly... lượng truy cập của Việt Nam luôn nằm trong top 1.

    Hiện, tại Việt Nam có nhiều đồng tiền ảo được những kẻ đứng sau “sáng tạo” ra như: Onecoin, Ilcoin, Gemcoin, Wcicoin, Cryptaur, AOC… Điểm chung của các loại tiền ảo trên là là khi tham gia, người chơi phải nộp tiền thật vào hệ thống, và sau đó, nếu muốn cũng sẽ rất khó để rút ra.

    Mô hình lừa đảo của Bitconnect đã cũ trên thế giới, nhưng vẫn mới tại Việt Nam. Ảnh: Medium.

    Theo tìm hiểu, mạng lưới kinh doanh tiền ảo Wci-coin giống hệt với một số mô hình đầu tư tiền ảo onecoin hay bitkingdom... rộ lên từ giữa năm 2016. Khi muốn tham gia mạng lưới Wci-coin, nhà đầu tư có 5 gói để chọn lựa đó là gói VIP, Platinum, Gold, Silver và Bronze (tương ứng với số tiền đầu tư 10.000 USD, 5.000 đô la, 1.000 đô la Mỹ, 500 đô la và 100 đô la). Sau khi đạt yêu cầu account và đóng tiền, nhà đầu tư sẽ có một trương mục trực tuyến và số tiền wcoin nhất định để tham gia trao đổi. Và mỗi ngày đều sẽ có số tiền thực đổ vào “ví” của chủ đầu tư.

    Trong 5 gói trên, ngoài gói Bronze là gói “giữ chỗ” nên không phát sinh lãi còn từ gói Silver trở đi, lãi sẽ được trả hằng ngày cho nhà đầu tư. Và sau khoảng một năm, nhà đầu tư sẽ chiếm được ít ra 50% đến 400% lãi suất. Hình như, nhà đầu tư còn nhận được thêm 10% cho mỗi account mới phát sinh trong “nhánh” của bản thân. Cộng thêm đầy đủ loại “hoa hồng” khác khiến cho khoản đầu tư sẽ tăng lên một cách đáng kể.

    Tương tự, giới đầu tư muốn tham gia dự án BitDeal cũng phải đóng mức phí không hề nhỏ. Cụ thể, theo lời giới thiệu của ông Nguyễn Thái Hòa - Giám đốc Công ty BitDeal Việt Nam, app BitDeal dùng để để “săn” hàng giảm giá, dịch vụ ăn uống, spa, cà phê…. Tuy nhiên, muốn sử dụng app này, người dùng phải đóng phí 100 USD (hơn 2,2 triệu đồng). Ngoài ra, khi người dùng giới thiệu một khách hàng kinh doanh trên Bitdeal, với mỗi deal khách hàng bán ra, người giới thiệu sẽ được 1-2% giá trị deal và chuyển vào tài khoản cho người dùng sử dụng.

    Dù được giới thiệu là vậy, khi tìm hiểu, giới đầu tư tiết lộ BitDeal (BDL) cũng là một loại tiền điện tử. Muốn đầu tư thì phải mua, càng nhiều người đầu tư vào Bitdeal, giá của đồng tiền ảo này càng tăng.

    Hoặc, tại buổi giới thiệu về tiền ảo Onecoin, các nhà đầu tư được giới thiệu về cách kiếm tiền cực kỳ hấp dẫn. Với mỗi coin đầu tư ban đầu chỉ khoảng 0,6 EUR - đồng tiền của Liên minh châu Âu, các nhà sáng lập của đồng tiền này đã thổi phồng giá trị lên mức 20 EUR/coin chỉ một năm sau đó.

    Tuy nhiên, trên thực tế, kinh doanh Onecoin ngay cả khi “có lãi”, nhà đầu tư cũng không thể dễ dàng rút tiền về và chuyển số tiền này thành tiền thật. Bởi theo quy định của hệ thống, sau khoảng 70 ngày lập tài khoản, nhà đầu tư mới được bán Onecoin và mỗi lần rút tiền không quá 1,5% tài khoản.

    Ngoài ra, tại Việt Nam cũng giao dịch các loại tiền ảo nổi tiếng thị trường thế giới như Bitconnect, Lendconnect hay HomeBlockCoin với cam kết mức lãi 160% trong một tháng, mức thưởng 8% cho mỗi nhà đầu tư mới mà người tham gia mời được về.

    Với những cách đầu tư kiểu đa cấp như vậy, khi đã tham gia, người chơi sẽ tìm mọi cách mời thêm người tham gia để “thu hồi vốn”. Nên nếu “nhà cái” ở cấp cao ôm tiền chạy thì người mới tham gia sẽ thiệt nhất, không biết tìm ai để đòi quyền lợi.

    Những đồng tiền ảo trên sử dụng chiêu bài không mới nhưng đánh trúng vào tâm lý thích lợi nhuận cao của các nhà đầu tư Việt. Với những "gói đầu tư" sinh lợi hấp dẫn, nhiều người đã dành hết cơ nghiệp của mình cho các dự án trá hình này nhưng cuối cùng trở nên tay trắng.

    Minh Thư(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngoai-ifan-cac-dong-tien-ao-nao-nam-trong-dien-canh-bao-a225482.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chiêu thức huy động vốn của tiền ảo iFan

    Chiêu thức huy động vốn của tiền ảo iFan

    Lợi dụng sức hút của tiền ảo, nhiều đồng tiền số khác do người Việt tự tạo đã ra đời với chiêu thức kêu gọi đầu tư ICO hết sức rủi ro như tiền ảo iFan thời gian vừa qua.