(ĐSPL) - Quan hệ Nga-NATO ngày càng xấu đi chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường, trong đó Nga có lý do để gây tổn thương Mỹ đến mức tối đa.
|
Nga thỏa thuận bán máy bay chiến đấu S-35 cho Trung Quốc |
Theo tạp chí The National Interest, một trong những cách mà Nga có thể làm là cung cấp các loại vũ khí tối tân cho Trung Quốc.
Mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã bị xuống cấp từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, nhưng nó vẫn còn sở hữu rất nhiều kiến thức chuyên môn và nguồn nhân lực mà Trung Quốc có thể khai thác một cách hiệu quả.
Sau đây là 5 lĩnh vực mà Trung Quốc có thể hợp tác với Nga và trở thành những vấn đề “đau đầu nhức óc” đối với Mỹ.
Động cơ máy bay phản lực
|
Thiết kế chế tạo động cơ phản lực chính là “nút thắt cổ chai” lớn nhất của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc |
Thiết kế chế tạo động cơ phản lực chính là “nút thắt cổ chai” lớn nhất của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc trong thập kỷ qua. Vấn đề động cơ không chỉ là mối lo của các loại máy bay chiến đấu Trung Quốc sẵn có như J-10, J-11 và J-15, mà còn tác động mạnh đến các mẫu máy bay chiến đấu tàng hình mới như J-20 và J-31.
Một nhà phân tích cho việc Trung Quốc muốn mua chiến đấu cơ Su-35 Flankers của Nga là nhằm “học hỏi kinh nghiệm” để phát triển ngành công nghiệp động cơ phản lực của nước này.
Chiến đấu cơ phản lực Trung Quốc được trang bị động cơ hiện đại, đáng tin cậy, mạnh mẽ hơn sẽ là một mối đe dọa thực sự đối với Hải quân và Không quân Mỹ.
Máy bay ném bom
|
Nếu có máy bay ném bom Tu-22M Backfire, Trung Quốc có thể đe dọa tàu chiến và các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương |
Không quân Trung Quốc (PLAAF) hiện đang sử dụng máy bay ném bom H-6 khá lạc hậu, một phiến bản của máy bay ném bom Tu-16 "Badger" của Liên Xô. Báo cáo khác nhau cho thấy rằng Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo mẫu máy bay ném bom mới.
Nga có rất nhiều kinh nghiệm về máy bay né, bom và các loại máy bay ném bom cũ có từ thời Liên Xô
như Tu-95 Bear, Tu-22M Backfire và Tu-160 Blackjack vẫn là những mẫu máy bay mà Không quân Trung Quốc thèm khát.
Máy bay ném bom Liên Xô vốn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nhóm tàu sân bay chiến đấu Mỹ trong Chiến tranh Lạnh và rất thích hợp với chiến lược chống thâm nhập của Trung Quốc.
Các nhà phân tích không loại trừ khả năng Nga sẽ bán cho Trung Quốc máy bay ném bom Tu-22 Backfire. Tu-22Ms sẽ cung cấp cho Trung Quốc khả năng tấn công tầm xa, vươn tới các căn cứ và tàu chiến Mỹ ở Thái Bình Dương.
Ngay cả khi Nga quyết định không trực tiếp bán Tu-22Ms cho Trung Quốc, nhưng việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật có chừng mực cho các dự án máy bay ném bom mới của Trung Quốc cũng đã là “nguy hiểm chết người” đối với các lực lượng Mỹ.
Tàu ngầm
|
Nga chưa thể bán cho Trung Quốc tàu ngầm hạt nhân lớp Yuri Dolguruky (trong ảnh), nhưng có thể giúp Trung Quốc nhiều công nghệ tàu ngầm hữu ích |
Trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã tiến bộ “nhảy vọt” về công nghệ tàu ngầm. Hải quân Trung Quốc (PLAN) hiện có trong tay tàu ngầm tấn công hạt nhân, tàu ngầm điện-diesel và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, tàu ngầm Trung Quốc chưa thể sánh với tàu ngầm Mỹ và còn tụt hậu khá xa so với các tàu ngầm Nga thế hệ mới nhất.
Tàu ngầm Trung Quốc vẫn còn dễ bị phát hiện hơn nhiều so với tàu ngầm Nga và Trung Quốc vẫn chưa có trong tay một tàu ngầm "thợ săn-sát thủ" có thể uy hiếm trực tiếp các tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ.
Trong lĩnh vực này, Nga sẽ không cung cấp Trung Quốc mọi thứ cần thiết để chế tạo được loại tàu ngầm có tính năng tương đương với tàu ngầm lớp Yuri Dolguruky, nhưng có thể cung cấp một loạt hỗ trợ kỹ thuật để nâng cấp đáng kể các thế hệ tàu ngầm Trung Quốc tiếp theo.
Hệ thống phòng không
|
S-400 có thể theo dõi và tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn HQ-9, cho phép Trung Quốc dựng lên một chiếc ô phòng không bao trùm cả đảo Đài Loan. |
Trong chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc, mạng lưới phòng không chưa được quan tâm thỏa đáng. Mọi ưu tiên được tập trung cho các phương tiện “tấn công để phòng thủ”- trong đó có cả tàu ngầm, tên lửa hành trình, máy bay ném bom và tên lửa đạn đạo.
Trong khi đó, sức mạnh của hệ thống chống tiếp cận của Trung Quốc lại phụ thuộc khá nhiều vào tính hiệu quả của hệ thống phòng không. Nếu máy bay và tên lửa hành trình của Mỹ có thể tấn công các căn cứ không quân, các nút giao thông, bệ phóng tên lửa, và các trung tâm hậu cần của Trung Quốc, thì toàn bộ hệ thống chống tiếp cận có thể bị tan vỡ trước khi hoàn tất sứ mệnh của mình.
Trung Quốc hiện có trong tay hệ thống tên lửa HQ-9 có sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới. Nhưng nước này vẫn cần đến sự bổ sung công nghệ Nga. Gần đây, có vẻ như Nga đang chuẩn bị xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc. S-400 có thể theo dõi và tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn HQ-9, cho phép Trung Quốc dựng lên một chiếc ô phòng không bao trùm cả đảo Đài Loan.
Tên lửa đạn đạo
|
Tên lửa tầm ngắn Iskander-E: Nỗi kinh hoàng của mọi lá chắn tên lửa |
Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã có bước nhảy vọt đầy ấn tượng liên quan đến công nghệ tên lửa đạn đạo. Quân đoàn Pháo binh số 2 (Lực lượng tên lửa Trung Quốc) hiện là một mối đe dọa đối với bất cứ đối thủ tiềm năng nào trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn phải học hỏi Nga nhiều, cả về tên lửa tầm ngắn lẫn tên lửa tầm xa. Tên lửa tầm ngắn Iskander-E của Nga hiện vẫn vượt trội hơn bất cứ tên lửa nào mà Trung Quốc hiện có.
Mọi thứ đã thay đổi kể từ những năm 1990. Trung Quốc đã trở thành một nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí trên thế giới. Trung Quốc không còn chấp nhận việc sử dụng tất cả mọi thứ mà Nga sản xuất và vũ khí Trung Quốc đang ngày càng cạnh tranh với Nga trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nếu muốn gây tổn thương cho Mỹ, Nga chắc chắn sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc, trong đó có hợp tác về quân sự-kỹ thuật.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-vu-khi-nga-co-the-giup-trung-quoc-chong-my-a44292.html