+Aa-
    Zalo

    Nằm lòng 7 dấu hiệu cảnh báo điện thoại bị hack để tránh lộ thông tin, mất tiền oan

    (ĐS&PL) - Bạn cần theo dõi cẩn thận nếu phát hiện những dấu hiệu này vì có khả năng điện thoại của bạn đã bị kẻ xấu tấn công.

    Pin hết nhanh hơn bình thường

    Mã độc thường dùng nhiều tài nguyên để thu thập dữ liệu, ghi lại các thao tác của người dùng bất cứ lúc nào. Điều này sẽ khiến pin điện thoại cạn kiệt nhanh hơn bình thường rất nhiều.

    Nếu điện thoại của bạn còn khá mới và không gặp vấn đề gì về pin thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu cho thấy thiết bị đã bị tấn công.

    nam long 7 dau hieu canh bao dien thoai bi hack de tranh lo thong tin mat tien oan1
    Pin hết nhanh hơn bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy điện thoại bị hack. Ảnh minh họa

    Mức sử dụng dữ liệu cao

    Hãng bảo mật Norton cho biết, khi dữ liệu di động tăng cao hơn thông thường, thiết bị có thể đã bị tấn công và cài mã độc. Lý do là vì phần mềm gián điệp hoặc phần mềm độc hại liên tục chạy trên điện thoại và gửi thông tin đến máy chủ từ xa, dẫn đến lưu lượng dữ liệu  bị "ngốn" cao hơn mức bình thường.

    Một số mẫu smartphone cho phép hiển thị lưu lượng mạng trên thanh trạng thái. Nếu không có thì bạn hãy vào phần cài đặt để kiểm tra dung lượng mạng đã sử dụng hàng tháng.

    Xuất hiện ứng dụng lạ

    Tin tặc có thể cài các ứng dụng gián điệp vào điện thoại của bạn, với mục đích giám sát mọi hoạt động, quảng cáo, thu thập dữ liệu, phát tán mã độc tống tiền hoặc là một phần của mạng lưới botnet rộng lớn hơn.

    Các ứng dụng này chạy trong nền và không giống như các ứng dụng truyền thống, không hiển thị biểu tượng hiển thị trên màn hình. Để xem điện thoại có xuất hiện ứng dụng đáng ngờ hay không, bạn hãy kiểm tra số giờ hoạt động, tình trạng pin, bộ nhớ và mức sử dụng dữ liệu của mình.

    Tuy nhiên, smartphone có xu hướng có một số ứng dụng hệ thống ẩn, khiến bạn khó phân biệt giữa những ứng dụng cần thiết để điện thoại hoạt động và ứng dụng nào có thể đang theo dõi hoạt động của bạn.

    Điện thoại bị nóng, đơ máy

    Như đã nói ở trên, phần mềm gián điệp thường ghi lại hành vi của người dùng và gửi đến máy chủ nên chiếm rất nhiều tài nguyên smartphone. Việc này có thể khiến điện thoại nóng bất thường ngay cả khi không sử dụng, ngoài ra còn khiến máy chạy chậm đi, thậm chí gây tình trạng treo máy.

    nam long 7 dau hieu canh bao dien thoai bi hack de tranh lo thong tin mat tien oan3
    Tin tặc có thể cài các ứng dụng gián điệp vào điện thoại của bạn. Ảnh minh họa

    Xuất hiện cuộc gọi, tin nhắn lạ

    Điện thoại của bạn nhiều khả năng đã bị hack nếu trong lịch sử cuộc gọi, tin nhắn xuất hiện số liên lạc chưa có trong danh bạ hoặc bạn chưa bao giờ thực hiện. Các cuộc gọi này có thể là hành vi nghe lén nhưng khiến người dùng mất tiền cước điện thoại.

    Cửa sổ bật lên hoặc thay đổi trên màn hình điện thoại

    Phần mềm độc hại có thể đứng sau các cửa sổ bật lên hoặc thay đổi đáng ngờ đối với màn hình chính hoặc ứng dụng của bạn. Vậy nên, bất cứ thay đổi quan trọng nào mà bạn không tự mình thực hiện đều là dấu hiệu cảnh báo điện thoại của bạn đã bị tấn công.

    XEM THÊM: Motorola ra mắt smartphone màn hình gập mới, tính năng có xứng với mức giá 17,1 triệu đồng?

    Nếu thường xuyên gặp phải các cửa sổ bật lên trên điện thoại, khả năng rất cao thiết bị đã bị cài mã độc. Các cửa sổ này thường hiển thị quảng cáo trái phép, chứa liên kết độc hại đánh lừa người dùng nhấp vào nên bạn cần hết sức chú ý.

    Tiếng ồn xung quanh

    Tiếng ồn nền phát ra từ điện thoại, ví dụ như tiếng vang, tiếng lách cách, tiếng bíp…, có thể cảnh báo điện thoại của bạn đã bị tấn công. Bạn dễ nghe thấy những âm thanh này nhất khi gọi điện thoại.

    Trong trường hợp này, có thể có ai đó đang nghe lén nên bạn không chia sẻ những điều quá riêng tư, tốt nhất là không nên tiếp tục cuộc gọi.

    Âm thanh lạ cũng có thể xuất hiện bất thường dù máy không bật màn hình hay người dùng chạm tay vào. Theo chuyên gia bảo mật, micro có thể đã bị kích hoạt âm thầm.

    nam long 7 dau hieu canh bao dien thoai bi hack de tranh lo thong tin mat tien oan2
    Bất cứ thay đổi quan trọng nào mà bạn không tự mình thực hiện đều là dấu hiệu cảnh báo điện thoại của bạn đã bị tấn công. Ảnh minh họa

    Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi nhận thấy âm thanh bị biến dạng khi dùng điện thoại gần một thiết bị điện tử khác, dù đang không thực hiện một cuộc gọi. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đã hack điện thoại, hoặc thậm chí cả phần cứng được cài đặt (một thành phần vật lý) vào thiết bị.

    Đinh Kim (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-long-7-dau-hieu-canh-bao-dien-thoai-bi-hack-de-tranh-lo-thong-tin-mat-tien-oan-a595224.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan