Ngày 1/2, các quan chức Mỹ cho biết đang cân nhắc một động thái quân sự quyết liệt hơn về việc chính phủ Syria tiếp tục nghiên cứu vũ khí sinh học.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng lên tiếng về vấn đề vũ khí sinh học tại Syria và khẳng định đây là hành động nguy hiểm “quá giới hạn” cần tới quân đội trấn áp.
Năm 2014, một hợp đồng Nga – Mỹ quy định tiến trình bàn giao toàn bộ vũ khí sinh học có tên Damascus để tiêu hủy đã hoàn tất. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nghi ngờ Thủ tướng Syria Bashar al-Assad bí mật giữ lại một phần kho vũ khí.
Các binh lính Mỹ thu dọn hiện trường sau vụ tấn công bằng vũ khí sinh học - Ảnh: Reuters |
Trong một cuộc họp báo, quân đội Mỹ cũng cáo buộc các lực lượng của Thủ tướng Assad đã tiếp tục "phát triển" và “chỉ giới hạn lại mức độ sử dụng” loại vũ khí sinh học này sau khi căn cứ không quân của họ bị tên lửa Mỹ tấn công.
Một nguồn tin giấu tên cho biết đặc điểm một số cuộc tấn công gần đây cho thấy Syria có thể đang phát triển vũ khí sinh học mới với phương thức tấn công không để lại dấu vết và khó theo dõi bằng radar. Các nhà ngoại giao lo ngại biện pháp cấm vận và áp lực ngoại giao chỉ khiến Tổng thống Assad “thêm hung hăng và muốn nắm được những vũ khí nguy hiểm hơn”.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng cáo buộc Nga - liên minh của Assad trong cuộc nội chiến đa đảng tại Syria, phải chịu trách nhiệm về việc không thực thi triệt để lệnh cấm vũ khí hóa học. Nga và chính phủ Syria chối bỏ mọi thông tin trên.
Các quan chức phương Tây nghi ngờ chính phủ Syria đã sử dụng khí độc chlorine nhằm trấn áp lực lượng nổi dậy ở phía đông Damascus vào tuần trước khiến ít nhất 13 dân thường thiệt mạng.
Chính phủ Mỹ cho biết các loại vũ khí hóa học và sinh học từng được sử dụng bao gồm sulfur mustard và chlorine, có thể kích nổ từ xa với bán kính phạm vi ảnh hưởng lên tới 56km.
Thu Phương(Theo Reuters)