Khi mà bạn còn phải dựa vào làm việc cần cù vất vả để kiếm được tiền, điều đó có nghĩa là bạn đã thua ở vạch xuất phát!
Chúng ta làm việc cần cù chăm chỉ, đến khi vừa quay sang nhìn, người khác đã kiếm được nhiều tiền hơn chúng ta rồi. Một sự thật tương đối tàn nhẫn là nếu không thay đổi tư duy, chúng ta sẽ chẳng giàu lên nổi đâu.
Điểm khác nhau giữa "mưu sinh" và "kiếm tiền"
Vì sao đều bận rộn như nhau, nhưng có người nếm quả ngọt, người lại nhận trái đắng?
Vì sao cùng một kiểu cơ hội và năng lực, nhưng có người vô cùng giàu có, người chỉ đủ sống qua ngày?
Khi người ta nhắc đến ông chủ thường sẽ dùng từ "kiếm tiền" để hình dung, còn khi nói đến những người làm thuê sẽ dùng từ "mưu sinh" để miêu tả. Nhưng liệu có ai biết được bản chất bên trong của hai từ này?
Mưu sinh có nghĩa là bạn phải dùng đôi tay của mình để vất vả làm việc, bạn cần phải trực tiếp dựa vào việc "bán" các kỹ năng và nguồn lực của mình để đổi lấy thù lao, quá trình này lấy điểm khởi đầu là vật chất, điểm kết thúc cũng là vật chất. Vả lại thù lao này chỉ tỷ lệ thuận với cách bạn làm việc, mà thời gian và sức lực dùng cho công việc của bạn có hạn, nên thù lao bạn có thể nhận được sẽ tương đối ít.
Công thức của "mưu sinh" là: vật >> tiền >> vật (theo chiều giảm xuống)
Ví dụ như nông dân dựa vào trồng trọt, công nhân dựa vào thể lực, bác sĩ dựa vào kỹ năng, nhà văn dựa vào ngòi bút, giáo viên, luật sư, v.v... Họ đều thuộc về cách thức mưu sinh này.
Cho nên, những người bình thường chỉ có thể tìm một công ty để làm việc và "bán" kỹ năng của mình đổi lấy tiền bạc. Tuy nhiên, thời gian và sức lực của người bình thường gần như ngang nhau, nguồn lực mà họ có thể "bán" ra đều không khác là bao, do đó để làm cho nguồn lực của mình được "bán" ở mức giá tốt hơn, họ chỉ có thể cải thiện và nâng cao kỹ năng, trình độ của mình.
Nếu như bạn thuộc kiểu người này và muốn đi lên, hoặc là bạn học tập cho mình những kỹ năng cao hơn, ít người có hơn, hoặc là bạn phải thông qua việc yêu thích động não, biết cách làm người, thực hành thật nhiều để nâng cao năng lực thực tiễn của bản thân.
Đây chính là lý do vì sao các bậc cha mẹ thường mong muốn con mình học giỏi, vì sao lương của sinh viên tốt nghiệp đại học loại ưu lại cao hơn những người thiếu trình độ.
Ngoài ra, một số người còn có nguồn lực hiếm có khác, chẳng hạn như ngoại hình. Những người bình thường có ngoại hình ưa nhìn, có thể nhận về nhiều hơn trong các mối quan hệ, công việc, cuộc sống thường ngày; nếu như ưa nhìn lại còn thêm khoản may mắn thì có thể gia nhập giới giải trí, sau khi nổi tiếng thì họ trở thành "nguồn lực" khan hiếm, giá trị bản thân cao hơn nhiều so với người bình thường.
Nhưng với một người bình thường mà nói, mỗi ngày họ phải dựa vào đôi tay làm việc, thậm chí có lúc mệt mỏi, chịu bao nhiêu là áp lực hay bóc lột mới kiếm được một chút tiền lương ít ỏi. Vả lại một khi họ không làm nữa, thì tiền sẽ không còn nữa. Ngoài ra, tốc độ mà họ làm ra tiền nhanh hơn tốc độ tiền rớt giá hay không?
Chúng ta hãy tiếp tục xem xét về "kiếm tiền".
Kiếm tiền là sử dụng tiền để mua vật chất rồi sau đó bán đi và lấy lại tiền. Đồng thời dùng tiền để đầu tư khiến cho tiền sinh tiền.
Công thức của "kiếm tiền" là: tiền << vật << tiền (theo chiều tăng lên)
Mặc dù kiểu người này không trực tiếp sở hữu nguồn lực, họ không hiểu về công nghệ cũng không có sở trường, nhưng họ thường sử dụng bộ não của mình để sắp xếp phân bổ nguồn lực, thông qua tối ưu hóa nguồn lực để làm ra tiền, các ông chủ chính là kiểu người này.
Kiếm tiền có một tiền đề không thể thiếu, đó chính là sử dụng trí tuệ, tầm nhìn của mình để tạo ra một hình thức trạng thái lao động. Chẳng hạn như tạo dựng công ty, kinh doanh sản phẩm hoặc tài năng đặc biệt, tạo vốn,... sau đó chủ yếu dựa vào việc phân bổ nguồn lực để kiếm tiền. Thật ra nguồn lực là của ai không quan trọng, quan trọng phụ thuộc vào cách bạn phân bổ như thế nào.
Những người làm công việc đầu tư - tập hợp, sắp xếp - vận hành - sản xuất nguồn lực chính là các ông chủ, đương nhiên cũng bao gồm nhà doanh nghiệp và người sáng lập.
Như vậy ngay cả khi bạn không làm gì, mỗi ngày nằm tắm nắng trên bãi biển, của cải cũng sẽ như những quả cầu tuyết càng không ngừng lăn càng to ra. Đây mới là ý nghĩa thật sự của việc gia tăng sự giàu có, điều quan trọng là bạn phải làm cho nó trở thành một vòng tuần hoàn, thì giá trị và của cải được làm ra sẽ như cầu tuyết càng lăn càng to.
Đó là điểm khác nhau về tư duy tài chính giữa hai kiểu người.
Cũng có thể nói tài chính là thiên thần, bởi vì nó có thể giúp những người cần tiền làm ra tiền; nhưng tài chính cũng là ma quỷ, vì nó khiến những người lắm tiền lại càng có nhiều tiền hơn, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới đã ngày càng lớn, và sau này sẽ còn rộng lớn thêm.
Mưu sinh: Tôi có sức lực, bất cứ ai trả tôi tiền, tôi sẽ làm việc cho người đó (người làm thuê)
Kiếm tiền: Tôi có trí tuệ, tôi cần phải khiến tiền trở nên nhiều hơn (người lập nghiệp)
Do đó, mưu sinh chỉ nằm ở mức thấp. Nếu như không hiểu rõ ý nghĩa bên trong, rất khó để có cơ hội trở mình, mà chỉ có thể vật lộn với cuộc sống.
Vì vậy người xưa có câu: ngựa không cỏ để ăn đêm sẽ chẳng béo, người không có khoảng thu nhập thêm sẽ chẳng giàu. Khi mà bạn còn phải dựa vào làm việc cần cù vất vả để kiếm được tiền, điều đó có nghĩa là bạn đã thua ở vạch xuất phát!
Kiếm tiền rốt cuộc phụ thuộc vào điều gì? Năng lực, quan hệ hay những yếu tố khác?
1. Kiếm nhiều tiền là mục tiêu hướng đến nhưng tiền không phải là tất cả
Đặt mục tiêu phải kiếm được nhiều tiền để trang trải cuộc sống rất đáng khen, tuy nhiên lúc nào cũng chỉ chăm chăm quan tâm xem mình đã kiếm được bao nhiêu tiền, cần phải kiếm bao nhiêu tiền nữa trong 1 tuần tới thì chắc chắn sẽ có một lúc nào đấy bạn phải hối hận về những hành động của mình.
Đã làm việc thì phải quan tâm công việc tiến độ tốt ra sao, năng lực đã cải thiện thế nào, chứ không thể chỉ ưu tiên mỗi tiền vì chính nó sẽ cản trở mục tiêu tốt đẹp mà bạn đang theo đuổi. Vì vậy, bỏ qua ám ảnh kiếm được tiền tỷ, hãy chỉ coi tiền là một công cụ để đạt được nhiều thứ khác hơn trong tương lai.
2. Luôn phải giữ cho đầu lạnh và trái tim nóng
Hầu hết những người thành công không chỉ có một cái đầu thông minh, sáng suốt mà còn có một trái tim biết thấu hiểu và luôn muốn giúp đỡ người khác. Bạn nên ghi nhớ một điều rằng thành công của bản thân cũng phụ thuộc một phần không nhỏ vào thành công của những người xung quanh mình.
3. Khách hàng không là thượng đế thì cũng phải là trung tâm
Bất kể bạn làm công việc gì thì vẫn có những đối tượng được bạn coi là khách hàng của mình và bất kể bạn làm công việc gì thì bạn vẫn cần phải "có tâm" với những gì mình làm. Khách hàng dù có ít hay nhiều thì ở họ, bạn vẫn sẽ học hỏi được rất nhiều để cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm của mình.
Từ đó, bạn sẽ có cơ hội để mở rộng công việc kinh doanh. Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì tốc độ phát triển mà mình đạt được - điều mà trước đây bạn chưa bao giờ nghĩ tới.
4. Tìm ra thế mạnh của bản thân để bứt phá trở thành người giỏi nhất
Mỗi người đều có một điểm mạnh, chỉ là đã tìm ra hay chưa mà thôi. Bạn cũng vậy, hãy tìm ra một điều mà bạn cảm thấy mình làm tốt hơn nhiều người và biến nó trở thành công cụ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn. Hãy nghiêm túc làm việc, học hỏi và tự đánh giá bản thân một cách khắt khe để có thể cải thiện thế mạnh ấy. Đừng nản lòng vì bất cứ ai muốn trở thành người giỏi nhất đều phải trải qua những giai đoạn vô cùng khó khăn để chiến thắng bản thân mình. Chắc chắn, bạn sẽ hái được những trái ngọt nhất nếu bạn thành công trong việc rèn luyện mình!
5. Nghiêm túc theo dõi, đánh giá quá trình tiến bộ của bản thân
Đây mới chính là khâu quan trọng nhất để dẫn tới một kết quả tốt đẹp. Tốt hơn hết, bạn nên dành 1 giờ đồng hồ vào cuối mỗi tuần để đánh giá lại những điều bản thân đã, đang và chưa làm được. Nếu bỏ qua bước này thì chắc chắn mọi công sức, nỗ lực của bạn đều đổ xuống sông xuống bể hết.
6. Hình thành những thói quen tốt mỗi ngày
Những thói quen xấu có thể khiến bạn lụn bại, còn những thói quen tốt có thể giúp bạn "leo một tấc lên giời". Nếu mục tiêu của bạn là giới thiệu được 100 khách hàng mới, hãy đảm bảo mỗi ngày, bạn đều phải làm được những điều sau: tạo nội dung mới, dựng video, thiết kế podcast… hoặc bất cứ điều gì trong kế hoạch. Cố gắng duy trì thói quen đó cho đến khi bạn hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra.
Nam Anh (T/h Trithuctre, Thoidai)