+Aa-
    Zalo

    Muốn chuyển giới: Phải trên 18 tuổi và độc thân?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Người độc thân mới được chuyển giới” là một trong những điều kiện được đề xuất trong dự thảo Bộ luật chuyển đổi giới tính đang được Bộ Y tế chuẩn bị lấy ý kiến.

    “Người độc thân mới được chuyển giới” là một trong những điều kiện được đề xuất trong dự thảo Bộ luật chuyển đổi giới tính đang được Bộ Y tế chuẩn bị lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức.

    Bộ luật dân sự năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Cụ thể, Điều 37. Chuyển đổi giới tính quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật”. Do đó, sẽ cần phải xây dựng Luật chuyển đổi giới tính để thực hiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

    (Ảnh: Facebook My Body My Rights)

    Căn cứ vào quy định định của Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ Y tế đề xuất dự thảo luật chuyển đổi giới tính và đang chuẩn bị được lấy ý kiến về điều kiện đối với cá nhân yêu cầu chuyển đổi giới tính, điều kiện của chuyên gia tâm lý, cơ sở khám chữa bệnh thực hiện can thiệp y học chuyển đổi giới tính, hồ sơ xin chuyển đổi giới tính…

    Các cá nhân được yêu cầu can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng những điều kiện sau: Có giới tính sinh học hoàn thiện (giới tính của một người được xác định là nam hay nữ dựa trên sự hoàn chỉnh về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể); được kiểm tra tâm lý theo bảng chuẩn có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần về mong muốn giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đủ 18 tuổi trở lên; là người độc thân.

    (Ảnh: Facebook My Body My Rights)

    Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đưa ra đề xuất các giải pháp để công nhận người chuyển đổi giới tính.

    Giải pháp một: Cho phép cá nhân sau khi kiểm tra tâm lý được xác định là có mong muốn chuyển đổi giới tính, đã sử dụng hormone trong thời gian liên tục khoảng hai năm trở lên; thì được công nhận là người chuyển đổi giới tính.

    Giải pháp hai: Cho phép cá nhân sau khi kiểm tra tâm lý được xác định là có mong muốn chuyển đổi giới tính, đã sử dụng hormone trong một thời gian liên tục (khoảng một năm) hoặc đã trải qua phẫu thuật một phần (thay đổi ngực hay bộ phận sinh dục), toàn bộ (phẫu thuật cả ngực và bộ phận sinh dục), thì được công nhận là người chuyển đổi giới tính.

    Giải pháp ba: Không có can thiệp về y tế (sử dụng hormone hoặc phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục) mà chỉ cần có bản xác nhận là đã kiểm tra tâm lý (theo bảng chuẩn) và được xác định là có mong muốn chuyển đổi giới tính, thì được công nhận là người chuyển đổi giới tính.

    Bộ Y tế đề nghị chọn giải pháp một và hai. Lý do là hai giải pháp này sẽ bảo đảm được lợi ích cho cả nhà nước, người muốn chuyển đổi giới tính và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.

    Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính đang tạo cơ sở pháp lý cho khoảng 0,3%-0,5% dân số cả nước thực hiện được quyền chuyển đổi giới tính.

    Hoàng Giang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muon-chuyen-gioi-phai-tren-18-tuoi-va-doc-than-a205571.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan