Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Mùa lạnh: Bị viêm phổi, tử vong chỉ vì... tay bẩn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mùa lạnh là mùa các bệnh hô hấp hoành hành trong đó có viêm phổi. Nếu giữ tay sạch bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đến 21%.

    Mùa lạnh là mùa các bệnh hô hấp hoành hành trong đó có viêm phổi. Nếu giữ tay sạch bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đến 21%.

    Nguy cơ mắc bệnh do… tay bẩn

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có khoảng từ 10.000 đến 100.000.000 mầm bệnh hiện diện trên hai bàn tay, đặc biệt là dưới khe của các móng tay. Trong bối cảnh này, một số mầm bệnh có thể tồn tại trong nhiều phút thậm chí trong nhiều giờ.

    Đó là các loại vi rút gây các bệnh cảm nhiễm như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, bệnh herpes, bệnh impétigo (chốc lở) và các bệnh ngộ độc thực phẩm…Vi khuẩn salmonella (gây bệnh thương hàn) cũng có thể lây nhiễm từ hai bàn tay.

    Khi mắc bệnh, nếu không được chăm sóc tốt, hoặc sức đề kháng cơ thể yếu bệnh hô hấp có thể biến chứng thành viêm phổi thậm chí gây tử vong.

    Mỗi khi bắt tay với nhau là mỗi người có thể sau đó đem truyền sang cho 6 người khác. Mầm bệnh có thể tồn tại trong một thời gian lâu dài trên bàn, trên nắm khóa cửa, bàn cầu. Vì thế, việc vệ sinh bàn tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng để phòng bệnh.

    Đặc biệt trong y tế việc vệ sinh bàn tay vô cùng quan trọng, góp phần chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Tuy nhiên, thực trạng nhân viên y tế biết rõ quy trình rửa tay còn rất ít.

    Các bệnh lây nhiễm khi tay bẩn:

    Ngộ độc thực phẩm: Rửa tay đóng vai trò quan trọng trong việc tránh bệnh khi bạn đang nấu ăn. Thực phẩm như thịt sống, rau có chất bẩn hoặc trứng có thể chứa các vi khuẩn có hại khiến bạn bị ngộ độc nếu không được xử lý đúng cách.

    Lây nhiễm cho người khác: Hãy nhớ rằng, bàn tay của bạn đang chạm vào tất cả mọi thứ xung quanh bạn suốt cả ngày. Điều này khiến bất cứ ai chạm vào nó sau bạn có nguy cơ bị nhiễm vi trùng từ bạn hoặc ngược lại.

    Viêm gan A: Vi rút viêm gan A lây lan rất mạnh qua đường ăn uống. Do đó nếu bạn vô tình tiếp xúc với người bệnh mà không rửa tay cẩn thận lại tiếp tục cầm nắm thức ăn thì khả năng lây nhiễm rất cao.

    Nhiễm khuẩn E. Coli: E. Coli là một loại vi khuẩn lây lan từ phân của người này sang người kia. Nếu sử dụng nhà vệ sinh công cộng mà bạn không chịu rửa tay kỹ thì khả năng nhiễm khuẩn E. Coli rất cao. Các bệnh liên quan đến tiêu chảy có thể tấn công dễ dàng những người không rửa tay. Việc rửa tay làm giảm số người bị bệnh tiêu chảy 31% .

    Đối với đội ngũ làm y tế, nếu không rửa sạch tay, nguy cơ lây bệnh càng khủng khiếp. Bàn tay bác sĩ sau khi rửa bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa y tế vẫn còn khoảng 276.376 vi khuẩn, còn khi chưa dùng chất tẩy rửa số vi khuẩn lên tới vài triệu. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay từ 33% trước chiến dịch tăng lên 62% sau chiến dịch phát động VS tay.

    Một nghiên cứu tại Geneva (Thụy Sĩ), kinh phí đầu tư cho chương trình vệ sinh tay chỉ với 290 nghìn USD đã tiết kiệm được chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn là 12 triệu USD/3 năm

    Khi nào bạn nên rửa tay?

        Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn

        Trước khi ăn

        Trước và sau khi chăm sóc người bị bệnh

        Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương

        Sau khi sử dụng nhà vệ sinh

        Sau khi thay tã hoặc làm sạch một đứa trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh

        Sau khi hỉ mũi, ho hoặc hắt hơi

        Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật

        Sau khi xử lý thức ăn cho vật nuôi hoặc xử lý thú cưng

        Sau khi chạm vào rác

    Đối với nhân viên y tế, tổ chức Y tế thế giới kêu gọi “Vì sự sống hãy vệ sinh tay” và đưa ra 5 thời điểm phải vệ sinh tay của nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân, gồm: Trước khi tiếp xúc bệnh nhân; Trước khi làm thủ thuật vô trùng’ Sauk hi phơi nhiễm với dịch tiết của người bệnh; Sau ki tiếp xúc bệnh nhân; Sau khi tiếp xúc vật dụng xung quanh bệnh nhân.

    Bạn nên rửa tay bằng cách nào?

    Làm ướt tay bằng nước sạch chảy từ vòi và thoa xà phòng.

    Cọ xát bàn tay cùng với xà phòng. Hãy chắc chắn mặt sau của bàn tay, giữa các ngón tay của bạn, và dưới móng tay được chà xát xà phòng.

    Chà tay trong ít nhất 20 giây. Rửa tay sạch sẽ dưới vòi nước sạch. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc làm khô chúng.

    Rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để giảm số lượng mầm bệnh trên chúng trong hầu hết các tình huống. Nếu không có xà bông và nước, hãy dùng chất sát trùng tay có chứa cồn ít nhất 60% cồn. Chất khử trùng tay có chứa cồn có thể nhanh chóng giảm số lượng vi trùng trong tay trong một số trường hợp, nhưng các chất khử trùng không loại bỏ tất cả các loại vi trùng và có thể không loại bỏ các hóa chất độc hại.

    Làm thế nào để bạn sử dụng chất khử trùng tay? Nhỏ sản phẩm vào lòng bàn tay. Chà hai tay vào nhau. Xoa sản phẩm lên tất cả các bề mặt của bàn tay và ngón tay của bạn cho đến khi tay bạn khô.

    Hữu Bằng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mua-lanh-bi-viem-phoi-tu-vong-chi-vi-tay-ban-a253841.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách giữ ấm cơ thể cho bé vào mùa lạnh

    Cách giữ ấm cơ thể cho bé vào mùa lạnh

    Thời tiết trở lạnh sẽ khiến con rất dễ bị ốm, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Giữ ấm cho bé đúng cách là điều mà bất cứ ba mẹ nào cũng cần biết để giữ cho con có sức khỏe tốt