+Aa-
    Zalo

    Mong ước đổi đời, trí thức cũng “ngán” về quê

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Không ít những người có học thức cũng “ngán” về quê. Với họ, thành phố mới là nơi tiến thân, làm giàu, thay đổi cuộc đời.

    (ĐSPL) - Trong khi đông đảo lao động (chủ yếu độ tuổi từ 16 - 40) không có tay nghề, trình độ, cố “bám” thành phố bằng các công việc nặng nhọc để mưu sinh thì không ít những người có học thức cũng “ngán” về quê. Với họ, thành phố mới là nơi tiến thân, làm giàu, thay đổi cuộc đời.

    Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế, anh Nguyễn Đình Linh  ở xóm 3, xã Quỳnh Tân, Quỳnh Lưu (Nghệ An) không về quê dạy học mà vào TP HCM lập nghiệp. Anh cho hay: “Về quê bây giờ xin việc không dễ, nhất là ngành sư phạm, nhiều nơi thừa giáo viên. Tôi muốn vào thành phố để không chỉ dạy học mà còn tìm kiếm cơ hội khác cho mình”. 

    Học xong Đại học Luật TP HCM, anh Nguyễn Sơn ở xóm 5, xã Quỳnh Tân, Quỳnh Lưu cũng “ngán” về địa phương dù rất muốn được công tác, làm việc gần gia đình, quê hương. Anh tiết lộ: “Để xin được việc ở quê, riêng về ngành luật tốn kém không dưới 50 triệu. Em con nhà nghèo, lại mới ra trường lấy đâu ra tiền. Sống và làm việc ở thành phố, em nghĩ sẽ có nhiều điều kiện phát triển hơn”. Hiện anh Sơn đang là thư ký nghiệp vụ của Văn phòng Công chứng Châu Á (Q.3,TP HCM), nơi được anh cho là lý tưởng, có thu nhập và hướng phát triển trong nay mai.

     Sau khi tốt nghiệp ĐH Luật, anh Nguyễn Duy Sơn, quê Quỳnh Lưu, Nghệ An (ngoài cùng bên trái) đã ở lại TP HCM lập nghiệp và rất thành công. Hiện anh làm tại VP công chứng Châu Á.

    Theo Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An, hằng năm số lao động tỉnh nhà đi làm việc dài hạn ở các nơi khác trên 10 vạn người. Cứ mỗi năm Nghệ An lại tăng thêm 3 vạn lao động, trong đó 1 vạn đi xuất khẩu lao động, 1 vạn đi làm việc ở các tỉnh phía

    Nam
    , còn lại chưa biết làm gì. Khả năng tạo việc làm tại chỗ của Nghệ An còn nhiều bất cập, tỉnh ít cơ sở công nghiệp có sức hút lao động lớn. Hệ thống dạy nghề với 60 trường trên toàn tỉnh mỗi năm đào tạo được 33.000 lao động ở trình độ sơ cấp, 65\% trong số đó xin được việc làm, còn tồn lại một phần ba đang thiếu việc.

    Tỉnh Hà Tĩnh mỗi năm có hàng ngàn sinh viên theo học ở các trường đại học tại Đà Nẵng, TP.HCM. Theo tìm hiểu của chúng tôi, số cử nhân về quê rất ít ỏi, chủ yếu đi học dưới dạng cử tuyển hay đã “có chỗ” chắc chắn. Tốt nghiệp trường đại học kinh tế TP.HCM, Hoàng Văn

    Nam
    ở huyện Hương Khê sau nhiều ngày suy nghĩ đã quyết định trụ lại đất Sài thành lập nghiệp. “Mới ra trường em làm đủ nghề, từ rửa xe, bán hàng, phát tờ rơi… miễn là kiếm được tiền phòng trọ, ăn uống qua ngày để đi xin việc”. Sau hai năm “cầm cự”, chuyển từ nơi này đến nơi khác, giờ
    Nam
    đã ổn định công việc tại một công ty bất động sản có tiếng ở TP HCM. 

    Sự phát triển nhanh chóng của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, đặc biệt là TP HCM trong những năm qua đã thu hút số lượng lớn lao động có trình độ tay nghề, học vấn. Đặc biệt, có những sinh viên học lực khá, giỏi được những công ty, doanh nghiệp “đặt hàng”, tài trợ kinh phí học tập, sau khi ra trường, trở về làm việc cho họ.

    TP HCM ngày càng thu hút dồi dào những trí thức trẻ ở lại cống hiến.

    Thất nghiệp được xem như cơn “ác mộng” ám ảnh các cử nhân tỉnh lẻ. Vì vậy khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều sinh viên đã “tự thân vận động” tìm kiếm những công việc bán thời gian, dành tiền sau này đi… xin việc! Một số thì chú tâm học hành, kiếm tấm bằng giỏi hoặc học thêm các văn bằng khác để các doanh nghiệp “để mắt” tới.

    Trong một cuộc hội thảo mới đây, nhiều chuyên gia nhấn mạnh chiến lược đào tạo và thu hút nhân tài của nhiều địa phương hiện nay chưa thực tế. Vì sao chăm chăm thu hút nguồn lực chất lượng cao như thạc sỹ, tiến sỹ mà không thu hút những người trẻ có trình độ chuyên môn, tâm huyết với địa phương? Lực lượng này luôn dồi dào và luôn luôn muốn được cống hiến cho quê hương. Theo ông thì nếu có cơ chế thông thoáng, môi trường làm việc tốt, có chế độ đãi ngộ xứng đáng, cơ quan nhà nước tại các địa phương sẽ hút tri thức từ các doanh nghiệp chứ không canh cánh lo “mất” người như bây giờ. 

    Bài 4: Hết ra phố lớn, lao động nghèo lại xuất ngoại đổi đời

    NHÓM PVMT

    [mecloud]GrKC0LnX3w[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mong-uoc-doi-doi-tri-thuc-cung-ngan-ve-que-a124104.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.