+Aa-
    Zalo

    Mòn mỏi “ngóng” vắc xin dịch vụ: “Kén cá, chọn canh” không đúng chỗ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mặc dù Chương trình tiêm chủng mở rộng có thể cung cấp đủ thuốc song nhiều bậc phụ huynh vẫn mòn mỏi ngóng chờ vắc xin dịch vụ.

    (ĐSPL) - Mặc dù Chương trình tiêm chủng mở rộng có thể cung cấp đủ thuốc song nhiều bậc phụ huynh vẫn mòn mỏi ngóng chờ vắc xin dịch vụ. 

    Thời gian qua, mặc dù bộ Y tế đã khẳng định các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đảm bảo an toàn, hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh vẫn lựa chọn tìm đến các trung tâm tiêm phòng dịch vụ để được tiêm vắc xin được nhập từ các nước như Bỉ, Pháp... với giá một số mũi lên đến cả triệu đồng.

    Đặc biệt hiện nay, vắc xin dịch vụ đang trong tình trạng khan hiếm nhưng nhiều phụ huynh vẫn quyết… chờ. Họ sẵn sàng lùi lịch tiêm để “ngóng” vắc xin dịch vụ nhập về dù lịch tiêm chậm đến 2, 3 tháng so với lịch tiêm chủng do bộ Y tế đưa ra.

    Trao đổi với PV báo ĐS&PL về việc để chậm tiêm chủng là sai lầm nguy hiểm. Có gia đình còn xuất ngoại để được tiêm vắc xin dịch vụ cho con. Đằng sau câu chuyện này là gì?

    Cảnh chen chúc chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ là điều quen thuộc. Ảnh: T.L

    Mỏi mòn chờ vắc xin dịch vụ

    Vẫn còn chưa quên cảnh hai mẹ con lóc cóc thuê xe riêng từ Hải Dương lên Hà Nội vào tháng Bảy

    Dịch vụ tiêm tại nhà là hoạt động... chui

    Theo một chuyên gia y tế, việc giá tiêm dịch vụ, cục Dược có quy định về giá trần của các loại vắc xin tuy nhiên ở các điểm tiêm chủng giá dịch vụ có thể khác nhau chút ít. Bởi vì dịch vụ tiêm khác nhau có thể là do tiền công tiêm, dịch vụ phục vụ có chất lượng cao hơn nên giá thành cao hơn theo nguyên tắc hạch toán kinh tế. Tuy nhiên, giá này phải được niêm yết công khai. Đặc biệt, vị chuyên gia này khuyến cáo, các bậc phụ huynh không được tiêm vắc xin dịch vụ bằng cách thuê nhân viên y tế về tiêm chủng tại nhà. Đó là việc làm “chui” và vi phạm quy định về việc tiêm chủng.

    vừa rồi để tiêm mũi 5 trong 1 ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn  ván, bại liệt và các bệnh do H.influenzae tuýp B thế hệ mới của Pháp (Pentaxim) cho con gái 3 tháng tuổi, chị Mai Hạnh (TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) tâm sự: “Tôi và một người bạn đã phải thuê xe con lên Hà Nội lúc 5h sáng để xếp hàng tiêm vắc xin dịch vụ. Lúc cháu 2 tháng tuổi, tôi đã không tiêm được vì đúng khi đó chồng tôi mất vì ung thư gan. Điều này khiến tôi càng muốn dành những gì tốt nhất cho con. Chính vì thế, dù biết là vất vả nhưng tôi sẵn sàng chầu trực, chờ đợi từ sáng sớm để được một số thứ tự vì số lượng vắc xin có hạn nên tôi sợ đến muộn sẽ không còn”.

    Tuy nhiên, từ tháng Bảy đến nay loại vắc xin dịch vụ nay đang cháy ở Việt Nam. Chị Hạnh và nhiều người đã lùi lịch tiêm chủng của con đến hai tháng. Cùng chung cảnh ngộ mòn mỏi chờ vắc xin, chị Nguyễn Minh Nguyệt (Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng vì không thể đặt trước vắc xin cho đứa con gái vừa mới sinh vào đầu tháng 9/2015.

    “Hai vợ chồng tôi đã “nếm” đủ cảnh chen chúc, mong ngóng từng ngày khi cho đứa con đầu đi tiêm dịch vụ. Ngày nào, chồng tôi cũng phải “đáo” qua Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế Hà Nội chỉ để hỏi “bao giờ có vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1”. Nhiều hôm về chồng tôi kể: “Bảo vệ ở trung tâm còn chưa cần anh hỏi đã bảo “chưa có vắc xin đâu nhé!”. Đến lúc có vắc xin, gia đình lại phải “cử” người chờ từ sáng sớm để có số tiêm”, chị Nguyệt chia sẻ.

    Theo khảo sát của PV báo ĐS&PL, tình cảnh “cháy” vắc xin dịch vụ đang diễn ra ở tất cả các điểm tiêm dịch vụ trên địa bàn Hà Nội. Ngày 25/9, tại phòng tiêm chủng dịch vụ thuộc viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (131 Lò Đúc), cơ sở tiêm chủng lớn hàng đầu ở Hà Nội, tại đây có đến 20/37 vắc xin thông báo ở trong tình trạng hết.

    Cụ thể các loại vắc xin nằm trong tình trạng hết như vắc xin phòng các bệnh ho H.Influenzae tuýp B như Viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi hầu của Pháp, vắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu nhóm A và C của Pháp...

    Đặc biệt là vắc xin tổng hợp 5 trong 1 ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn  ván, bại liệt và các bệnh do H.influenzae tuýp B thế hệ mới của Pháp (Pentaxim), vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ.

    Tình trạng hết các loại vắc xin này không chỉ diễn ra ở điểm tiêm chủng Lò Đúc. Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, Trung tâm kiểm dịch y tế Quốc tế Hà Nội... cũng treo tấm bảng thông báo hết vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ.

    Đã có người tìm đường xuất ngoại tiêm vắc xin dịch vụ?

    Theo tìm hiểu của PV, các loại vắc xin tổng hợp 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ luôn trong tình trạng nhỏ giọt, khan hiếm từ cuối năm 2014 đến nay. Và theo dự báo, tình trạng này khả năng còn kéo dài đến hết năm 2015. Lo lắng cho sức khoẻ của con, nhiều gia đình có điều kiện sẵn sàng “chịu chi” cho con xuất ngoại để được tiêm vắc xin.

    Có lẽ câu chuyện cựu người mẫu N.T. chia sẻ hình ảnh cho con trai sang Singapore tiêm chủng những ngày qua đang được nhiều người bàn tán xôn xao. Theo chia sẻ, cựu người mẫu N.T. đưa con trai 5 tháng sang Singapore tiêm phòng. Nhiều người chỉ trích bà mẹ này là "nhiều tiền vẽ chuyện" nhưng có ý kiến lại cho rằng, khi tình hình vắc xin "nhỏ giọt", bố mẹ phải chầu chực, thì người mẹ trẻ kia cũng chỉ đang làm điều tốt cho con thôi.

    Rõ ràng, việc tiêm ở đâu, tiêm vắc xin gì là quyền của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu vì chờ vắc xin dịch vụ mà tiêm chủng không đúng lịch có thể khiến các bệnh nguy hiểm như ho gà, bạch hầu... bùng phát và ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính con em họ và cộng đồng thì rõ ràng lúc đó chuyện không còn ở quyền của chính họ nữa.       

    PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng, bộ Y tế:

    “1,5 triệu trẻ em tại Việt Nam được đảm bảo phòng ngừa các bệnh lây nhiễm nguy hiểm bằng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng”

    PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng, bộ Y tế.

    Trả lời PV báo ĐS&PL, PGS. TS Trần Đắc Phu cho biết, vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1 thì không chỉ năm 2015 mà dự báo 2016 vẫn còn khan hiếm. Nguyên nhân là do nhà cung cấp.

    Vắc xin cung cấp dịch vụ có đặc điểm là cung cầu theo cơ chế thị trường, nhu cầu của người dân và nhà cung cấp. Khan hiếm vắc xin tổng hợp dịch vụ là do đơn vị sản xuất đang trong quá trình thay đổi địa điểm, dây chuyền sản xuất. Điều này dẫn tới nguồn cung vắc xin bị đình trệ, ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

    Vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được dự trù hằng năm theo số lượng trẻ em và các chiến dịch tiêm chủng. Trong khi đó, vắc xin dịch vụ được nhập khẩu và phân phối theo cơ chế thị trường. Nghĩa là nhu cầu thị trường quyết định số lượng và chủng loại vắc xin nhập khẩu.

    Bộ Y tế hoàn toàn ủng hộ, không cấm, không hạn chế về số lượng nhập khẩu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Song vấn đề mấu chốt là do nhà sản xuất không có hàng để đáp ứng, nên mặc dù có mong mỏi, việc khắc phục tình trạng khan hiếm vắc xin vẫn chưa thể cải thiện. Vắc xin dịch vụ được nhập đâu chỉ có vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 mà còn nhiều loại vắc xin khác nữa như vắc xin thuỷ đậu, quai bị, vắc xin dại... đều là tiêm dịch vụ. Tôi khẳng định lại lần nữa là không có chuyện bộ Y tế hạn chế nhập vắc xin.

    Chuyện nhiều gia đình Việt Nam đưa con sang nước ngoài tiêm vắc xin cũng giống như chuyện người Việt sang nước ngoài chữa bệnh. Điều này là khó tránh bởi tâm lý “sính ngoại” và gia đình họ có điều kiện. Tôi khẳng định 1,5 triệu trẻ em tại Việt Nam vẫn được đảm bảo phòng ngừa các bệnh lây nhiễm nguy hiểm bằng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.


    GS.TS Nguyễn Trần Hiển, nguyên Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương:

    Trẻ dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nếu lùi lịch tiêm chủng

    GS.TS Nguyễn Trần Hiển nhấn mạnh, lịch tiêm chủng không phải mang tính ngẫu nhiên. Nó được lập ra dựa vào kết quả vô số nghiên cứu trong nhiều năm nhằm tìm ra ở độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu và do đó có mức bảo vệ tốt nhất, cũng như ở độ tuổi nào trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong nhất khi mắc một trong những bệnh có thể chủng ngừa.

    Việc tiêm phòng là nhằm tạo ra một đáp ứng miễn dịch chủ động giống như tạo ra hệ thống canh phòng của cơ thể, khi có kẻ thù là kháng thể được sinh ra do tiêm phòng sẽ đánh bại chúng. Việc chờ đợi tiêm dịch vụ là rất nguy hiểm bởi trẻ có thể mắc bệnh ở giai đoạn chờ đợi này khi mà không có kháng thể miễn dịch trong cơ thể.

    Người dân nên đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng miễn phí ở xã phường, không nên chờ để tiêm vắc xin dịch vụ. Việc đưa trẻ ra nước ngoài tiêm vắc xin là điều không cần thiết khi hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia vẫn đảm bảo vắc xin hiệu quả và an toàn, lại hoàn toàn miễn phí.

    ĐỖ THƠM 

    Video Tin tức đang được xem nhiều: 

    [mecloud]zuv6FEmVlR[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mon-moi-ngong-vac-xin-dich-vu-ken-ca-chon-canh-khong-dung-cho-a113044.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.