VTC News dẫn lời tiến sĩ Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, mộc nhĩ là loại thực phẩm được sử dụng khá phổ biến trong chế biến thực phẩm.
Mộc nhĩ là thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nó còn có tên gọi khác là nấm mèo, nấm đen, nấm mèo, nấm tai thạch, tên khoa học là Auricularia auricula-judae. Nấm mộc nhĩ là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.
Trong 100g mộc nhĩ chứa khoảng 25 calo; 7g carbohydrate; 0,5g chất đạm, các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác.

Mộc nhĩ là thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh minh họa.
Mộc nhĩ có nhiều chất oxy hóa chống lại bệnh tật. Nghiên cứu sơ bộ đầy hứa hẹn cho thấy, chiết xuất nấm mộc nhĩ khô có thể giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá khả năng chống lại ung thư của mộc nhĩ.
Theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được công bố trên Mycobiology, việc sử dụng chiết xuất nấm mộc nhĩ cho chuột làm giảm đáng kể mức chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và cholesterol LDL xấu.
Trong mộc nhĩ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenol. Hợp chất này giúp chống lại sự hình thành gốc tự do và bảo vệ tế bào chống lại tổn thương oxy hóa ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, viêm khớp dạng thấp.
Ngoài cung cấp chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng tuyệt vời, nấm mộc nhĩ còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số chủng vi khuẩn: Escherichia coli và Staphylococcus aureus.
Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Mộc nhị giúp chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.
Mộc nhĩ được dùng làm món ăn bài thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý tim mạch. Ăn mộc nhĩ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim.
TS Giang lưu ý, mộc nhĩ là món ăn thuốc tốt cho sức khoẻ, nhưng khi sử dụng mộc nhỉ để an toàn cần lưu ý làm sạch thật kỹ trước khi sử dụng.
Người bị dị ứng mộc nhĩ không nên ăn để tránh các triệu chứng dị ứng thực phẩm như buồn nôn, ngứa, sưng phù và nổi mề đay. Khi dùng mộc nhĩ với mục đích chữa bệnh, bạn nên hỏi ý kiến của người có chuyên môn.
Mộc nhĩ kỵ gì?
Dưới đây là một số thực phẩm kỵ với mộc nhĩ bạn nên biết:
Mộc nhĩ kỵ thịt vịt

Thịt vịt không nên kết hợp chung với mộc nhĩ. Ảnh minh họa.
Thịt vịt không nên kết hợp chung với mộc nhĩ. Bởi mộc nhĩ vốn tính hàn. Thịt vịt cũng có bản chất là tính hàn. Cả hai thứ hàn kết hợp ăn vào sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Mộc nhĩ kỵ ốc
Ốc tính hàn, mộc nhĩ cũng tính hàn. Kết hợp 2 món này rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, các bệnh lý khác liên quan đến ruột.
Người bị trĩ không ăn mộc nhĩ với thịt gà rừng. Người bình thường ăn mộc nhĩ với thịt gà rừng thì không sao, nhưng đã có nghiên cứu cho rằng mộc nhĩ không tốt cho người bị bệnh trĩ - nhất là khi nấu với thịt gà rừng - vì sẽ gây chảy máu, bệnh sẽ trầm trọng hơn.
Mộc nhĩ kỵ củ cải trắng
Một số người có thói quen nấu canh củ cải trắng cho thêm mộc nhĩ điểm vào cho đẹp mắt và có hương vị thơm hơn - nhưng mộc nhĩ chứa nhiều hoạt chất sinh học, củ cải trắng giàu enzyme - đều kị nhau. Khi hai món này nấu chung sẽ xảy ra những phản ứng hóa học phức tạp, có thể gây bệnh viêm da.
Hai món này nhất định không nấu chung với nhau, muốn ăn thì hai món phải ăn cách nhau từ 3 giờ trở lên.
Mộc nhĩ không dùng với đồ lạnh
Mộc nhĩ tính hàn, bổ âm. Nếu ăn món có nhiều mộc nhĩ xong mà uống nước lạnh sẽ khiến người ăn bị mệt mỏi, đau bụng âm ỉ. Do đó sau khi ăn món ăn có nhiều mộc nhĩ thì không nên uống đồ lạnh nữa.
Mộc nhĩ kỵ với thịt ba ba
Mộc nhĩ sẽ phân hủy đạm khi nấu cùng thịt baba. Vậy nên không nên nấu với loại thịt này.