+Aa-
Zalo

Mới đẻ được 45 ngày, trẻ sơ sinh mắc căn bệnh nguy hiểm về rối loạn chuyển hóa

  • DSPL

(ĐS&PL) - Trẻ sơ sinh đẻ non ở tuần 34 được gia đình nhập viện sau khi có những biểu hiện nôn, không sốt, ăn kém, ngủ nhiều...

Mới đây, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã tiếp nhận trẻ có tiền sử đẻ non 34 tuần, cân nặng 1900g do mẹ bị tiền sản giật, điều trị nhiễm khuẩn huyết/ hạ đường huyết dai dẳng ở bệnh viện Nhi Trung ương mới ra viện 30 ngày.

Hiện bệnh nhi được 80 ngày, tuổi hiệu chỉnh 45 ngày tuổi và đang được điều trị ngoại trú rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do thiếu hụt L- Carnitine tại bệnh viện Nhi Trung ương.

Trước vào viện gần 1 ngày trẻ xuất hiện nôn, không sốt, ăn kém hơn, sau đó gia đình thấy trẻ ngủ nhiều hơn, khó đánh thức, không sốt, không ho, đi ngoài bình thường.

Khi vào viện trẻ li bì, da tái, nhịp thở chậm, có nhiều cơn ngừng thở dài, SpO2: 70%, giảm trương lực cơ nặng, không sốt. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn huyết Sốc nhiễm khuẩn - Suy hô hấp độ 3, hạ đường huyết nghi ngờ đợt cấp của rối loạn chuyển hoá acid béo.

Bệnh nhi được điều trị tích cực sau khi gia đình đưa vào viện

Bệnh nhi được điều trị tích cực sau khi gia đình đưa vào viện

Theo BS Vũ Thị Thu Nga, Trưởng Khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa Đức Giang,  ngay sau tiếp nhận, trẻ được đặt nội khí quản, thở máy, bolus dịch, dùng thuốc vận mạch, kháng sinh, nhịn ăn, truyền đường nồng độ cao, theo dõi test đường mao mạch 3h 1 lần, uống tiếp L.carnitin.

Qua các kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ mắc cúm A, viêm phổi do Klebsiella, suy chức năng gan, hạ đường máu, các xét nghiệm về chuyển hóa đều cao. Trẻ xuất hiện sốt tăng dần sau 6 giờ vào viện. Sau 24h trẻ tỉnh, trương lực cơ khá, trẻ đc rút ống nội khí quản, tiếp tục thở máy không xâm nhập, dừng thuốc vận mạch sau 2,5 ngày.

Hiện tại, sau 1 tuần điều trị, hiện tại trẻ vẫn thở máy không xâm nhập, chỉ số máy thở thấp, tình trạng sốt đã giảm, các xét nghiệm về chuyển hóa đã đỡ hơn.

Từ ngày thứ 3 trẻ được ăn sữa công thức đặc biệt dành riêng cho trẻ rối loạn acid béo, kèm truyền dịch hỗ trợ.

BS Nga cho biết, rối loạn chuyển hóa axit béo là một hội chứng có tính di truyền trong gia đình. Triệu chứng của bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi gặp ở người trưởng thành nhưng rất hiếm.

“Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn, mắc một bệnh nào đó hoặc nhiễm trùng thì có thể khởi phát triệu chứng của bệnh như: Buồn ngủ, sốt, quấy khóc, thay đổi hành vi, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, giảm vị giác, mất cảm giác ở cánh tay và chân, đau cơ, chuột rút, yếu toàn thân, nồng độ đường huyết thấp, suy giảm thị lực”, BS Nga nhận định.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm, khám để được điều trị kịp thời.

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/moi-e-uoc-45-ngay-tre-so-sinh-mac-can-benh-nguy-hiem-ve-roi-loan-chuyen-hoa-a409490.html
Sự kiện: Y tế sức khỏe
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày
Ý tưởng phối sơ mi đầu hè

Ý tưởng phối sơ mi đầu hè

Sức khoẻ - Làm đẹp15:15 30/03/2025

Không chỉ lịch sự, chỉn chu, sơ mi còn có thể biến hóa với vô vàn phong cách khác nhau, từ năng động, trẻ trung đến thanh lịch, quyến rũ.

Thời điểm nêm gia vị của từng loại món ăn

Thời điểm nêm gia vị của từng loại món ăn

Sức khoẻ - Làm đẹp14:30 30/03/2025

Thời điểm nêm gia vị ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và kết cấu món ăn. Mỗi loại thực phẩm và phương pháp nấu có cách nêm gia vị khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 30/03/2025

Dầu mỡ đóng vai trò quan trọng trong nấu ăn, giúp truyền nhiệt, tạo lớp vỏ giòn. Việc kiểm soát nhiệt độ và xử lý sau chiên quyết định độ giòn và độ béo của món ăn.

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Sức khoẻ - Làm đẹp13:38 30/03/2025

Để rán cá giòn ngoài, mềm trong cần làm khô cá trước khi chiên và sử dụng lửa vừa. Chiên ngập dầu, lật nhẹ nhàng và giữ nhiệt độ ổn định giúp cá chín đều, giòn ngon.

Ăn trứng thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Ăn trứng thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Sức khoẻ - Làm đẹp13:30 30/03/2025

Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, và nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể góp phần vào việc phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.