+Aa-
    Zalo

    Mì gạo sử dụng thuốc tẩy, măng chua ngâm... "chất độc"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhào me vắt bằng chân trần, cá ươn lóc sẵn giá mềm, măng chua ngâm hóa chất độc hại, mì gạo sử dụng thuốc tẩy... là những thực phẩm "bẩn" được báo chí phanh phui thời gian gần đây.

    (ĐSPL) - Nhào me vắt bằng chân trần, cá ươn lóc sẵn giá mềm, măng chua ngâm hóa chất độc hại, mì gạo sử dụng thuốc tẩy... là những thực phẩm "bẩn" được báo chí phanh phui thời gian gần đây.

    1. Me vắt được nhào từ chân trần rồi bán cho khách

    Theo tin tức trên báo Tuổi trẻ, sáng 17/9/2014, phóng viên của báo đã có mặt tại sạp Thành Đạt ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, TP.HCM và chứng kiến cảnh sơ chế me vắt (một loại gia vị nấu ăn) vô cùng mất vệ sinh.

    Rùng mình những thực phẩm bẩn bày bán trên thị trường

    Khi đó, 5 người tất bật nhận hàng trăm bao me đóng trong bao tải từ xe tải rồi đem cho vào máy đánh tơi. Me đánh tơi được chất ngổn ngang trên nền sạp. Tiếp theo là cảnh nhào me vô cùng mất vệ sinh bằng… chân trần. Những đôi chân đi qua đi lại trên nền chợ đầy bùn đất, ruồi nhặng và rác rưởi lại thản nhiên giẫm thẳng chân lên những đống me được đánh tơi, vô tư đạp, nhào me vắt để bán cho khách.

    Rùng mình những thực phẩm bẩn bày bán trên thị trường

    Những đôi chân đi lại trên nền chợ bẩn rồi thản nhiên giẫm lên đống me.

    Ngay sau đó, số me này được đóng gói vào các bao nilong gọn gàng, đẹp đẽ, bán cho người tiêu dùng nêm vào những món ăn hàng ngày.

    2. Cá ươn lóc sẵn với giá "mềm" 20.000 đồng/kg

    Theo tin tức trên Zing, cá bán tại chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) được sơ chế ngay dưới nền đất, cạnh rãnh nước thải và bốc mùi ôi ươn. Các tiểu thương ở đây dọn riêng ra một góc có xây tường bao quanh, cách ly với những hàng bán rau củ, thịt gia súc, gia cầm.

    Rùng mình những thực phẩm bẩn bày bán trên thị trường

    Cá sau khi lóc xương được bán cho khách với giá 20.000 đồng/kg. 

    Được biết, cá chết sẽ các chủ hàng lóc xương bán cho nhà hàng, quán ăn với giá rất “mềm” chỉ 20.000 đồng/kg. Cá sau khi mổ xong, rác thải cũng đổ luôn ngay tại đó. Đống xương cá chất cao như núi, ruồi nhặng bậu đầy. Theo lời của một tiểu thương thì họ để giành đống xương cho các chủ quán ăn thỉnh thoảng vẫn xin không về nấu canh (?).

    Rùng mình những thực phẩm bẩn bày bán trên thị trường


    Quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy, đống cá chuẩn bị chờ lóc thịt của nhiều hàng cá đều là cá chết ươn, máu cá đã chuyển màu thâm đen, thịt nát như sắp thối rữa, bốc mùi.

    Ngoài cá rô phi, các loại khác như cá chim, mè, trôi... chết với mức giá siêu rẻ, từ 17.000 đến 20.000 đồng/kg cũng được bán nhiều ở chợ - mức giá chỉ bằng một nửa, thậm chí một phần ba so với hàng tươi.

    3. Măng chua được ngâm bằng hóa chất độc hại

    Theo tin tức trên báo Thanh Niên, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Tây Ninh (PC49) đã phát hiện măng chua bán tại một số chợ trên địa bàn TX.Tây Ninh có chứa hóa chất cấm nên đơn vị đã tham mưu thành lập đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. 

    Ngày 24/9/2013, đoàn tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến măng chua của ông Nguyễn Văn Lâm, ngụ ấp Suối Muồn, xã Thái Bình, H.Châu Thành và phát hiện tại nhà ông Lâm có chứa gần 100 tấn măng chua.

    Rùng mình những thực phẩm bẩn bày bán trên thị trường
    Hàng chục tấn măng được thu giữ.

    Qua giám định, mẫu măng le muối thành phẩm có chứa 680 mg/kg axit oxalic (H2C2O4), mẫu măng tre muối thành phẩm có chứa 61,4 mg/kg axit oxalic, mẫu nước ngâm măng có chứa 45,5 mg/kg axit oxalic. Kiểm định mẫu nước thải cho kết quả chất COD vượt 11 lần, BOD vượt 18 lần, Coliform vượt trên 48 lần mức cho phép.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết, axit oxalic là hóa chất không có trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm; là hóa chất dùng trong công nghiệp, dùng nhiều nhất là để tẩy trắng trong sản xuất, tái chế giấy. Dùng lâu dài sản phẩm có chứa hóa chất a xít oxalic sẽ tác hại lên gan, thận và hệ tiêu hóa...

    4. Mì gạo sử dụng thuốc tẩy, phèn chua

    Trên báo Zing.vn, một người dân chuyên sản xuất mì gạo ở Hoài Đức, Hà Nội chia sẻ, mì bán ra làm từ tấm, phải dùng thuốc tẩy thì mới rút ngắn được thời gian đun và thêm phèn chua để mì dai, chua ngon. Nếu dùng thuốc tẩy, người làm chỉ cần đun trong 1 tiếng nhưng nếu không dùng, thời gian đun sẽ lên 1,5 tiếng, tốn điện, tốn công hơn.

    Rùng mình những thực phẩm bẩn bày bán trên thị trường
    Mì bán ra ngoài được làm từ tấm, dùng thêm thuốc tẩy, phèn chua để giảm thời gian và vốn sản xuất.

    Nếu muốn đặt làm riêng loại mì không dùng thuốc tẩy, phèn chua thì khách phải báo trước vài ngày và đặt một nửa tiền. Không chỉ riêng sản phẩm mì gạo mà miến dong cũng tương tự. Riêng miến dong còn có nhiều loại pha thêm sắn để giảm giá thành sản xuất và dùng thêm thuốc tẩy, các loại thuốc nhuộm màu khác nhau tùy theo đặt hàng.

    Theo thông tin từ kết quả khảo sát thực trạng ATVSTP, loại thuốc tẩy trắng được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm kể trên là Natri hydrosulphat, axit HCL, thuốc tím và phèn chua để làm dai bột.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mi-gao-su-dung-thuoc-tay-mang-chua-ngam-chat-doc-a51343.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan