Đoạn clip nóng dài 5 phút nghi của một hot girl nổi tiếng showbiz đang được lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt.
Chiều 12/4, khán giả quan tâm đến showbiz Việt xôn xao trước thông tin 1 hot girl nổi tiếng bị lộ clip "nóng". Hiện tại, những hình ảnh và clip này đang được lan truyền một cách chóng mặt trên mạng xã hội.
Cụ thể, 1 fanpage lớn đưa tin 1 hot girl đình đám của showbiz Việt bị lộ clip nhạy cảm. Ngay lập tức, rất nhiều cư dân mạng đã lần tìm ra clip và chụp lại hình ảnh từ clip này để xác định danh tính của "nữ chính".
Chỉ sau hơn 30 phút đăng tải thông tin, fanpage nói trên đã thu được hàng chục ngàn lượt like và hơn 12.000 lượt bình luận.
Qua hình ảnh được chia sẻ, nhiều thành viên mạng hoài nghi rằng đó là một hot girl khá đình đám từng thang gia các gameshow và một vài chương trình truyền hình. Thậm chí, khi chưa xác thực được thông tin, một số thành viên mạng vẫn “đổ bộ” vào trang cá nhân của hot girl này và để lại những bình luận như: “kết bạn để nhận video” hoặc “inbox để được nhận link full clip”.
Hiện tại phía hot girl nói trên chưa có bất cứ phản hồi nào về sự việc.
Hình ảnh "nóng" được cho là của một hot girl nổi tiếng showbiz. Ảnh cắt từ clip |
Liên quan đến sự việc trên, nhiều người cho rằng người phát tán clip có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không?
Chia sẻ trên tờ Vietnamoi, luật gia Đồng Xuân Thuận cho biết, trước hết cần xác định rõ động cơ, mục đích của người tung clip "nóng" để có hướng xử lý theo quy định.
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, người thực hiện một trong các hành vi: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc sẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng.
Còn về trách nhiệm dân sự, theo quy định tại Bộ luật Dân sự về quyền của cá nhân đối với hình ảnh: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh". Như vậy, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, không ai được phép xâm phạm hình ảnh của cá nhân nếu không được người đó đồng ý.
Về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại, bao gồm:
1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự
Một người phát tán những clip "nhạy cảm" của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tội danh với người có hành vi này được xác định như sau:
1. Nếu việc phát tán những hình ảnh "nhạy cảm" của người khác nhằm mục đích truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thì người có hành vi này có thể bị kết án về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy.
Theo quy định tại điều 253 Bộ luật hình sự, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy quy định:
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, cấu thành tội phạm theo Điều 253 là cần xác định xem vật phẩm đó có phải là đồi trụy hay không, và khi xác định vật phẩm đó là đồi trụy thì cần phải xác định tiếp rằng vật phẩm đó có giá trị lớn, và phổ biến cho nhiều người không.
2. Phát tán những hình ảnh "nhạy cảm" của người khác nhằm mục đích làm nhục họ thì người có hành vi này có thể phạm vào tội làm nhục người khác.
3. Nếu việc phát tán những hình ảnh "nhạy cảm" của người khác nhằm mục đích đe doạ chiếm đoạt tài sản của họ thì người có hành vi này có thể bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản.
Thu Hằng (T/h)