+Aa-
    Zalo

    Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp gồm những gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo, các gia đình Việt lại làm mâm cỗ cúng trang trọng để đưa ông Táo về trời.

    (ĐSPL) – Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo, các gia đình Việt lại làm mâm cỗ cúng trang trọng để đưa ông Táo về trời.

    Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.

    Thông thường, mâm cỗ cúng truyền thống bao gồm rất nhiều món, bao giờ cũng có các món ăn và lễ vật.

    Lễ vật

    Lễ vật cúng ông Công ông Táo bao gồm: mũ ông Công ba lỗ hoặc ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có cánh chuồn, mũ Táo bà không có. Những mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

    Để giản tiện, có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công có hai cánh chuồn, kèm với một chiếc áo và đôi hia giấy. Những đồ này sẽ được đốt sau khi lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp kết thúc.

    Theo tục xưa, với những nhà có trẻ con người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc phải thuộc gà cồ mới tập gáy (gá mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

    Ngoài ra, ở miền Bắc còn có tục thả cá chép để các Táo quân có phương tiện về chầu trời. Ở miền Trung người ta cúng một con ngựa bằng giấy có yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

    Mâm cúng

    Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật, gia đình có thể làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu măng... hoặc lễ chay với trầu cau, hoa  quả cùng giấy vàng bạc.

    Mâm cúng ông Công ông Táo thường gồm các lễ vật là mũ, hia ông Công ông Táo, vàng mã, cá chép, mâm cỗ các món. Ảnh minh họa.

    Các món cơ bản cúng ông Táo gồm:

    1 đĩa gạo;

    1 đĩa muối;

    5 lạng thịt vai luộc;

    1 bát canh măng;

    1 đĩa xào thập cẩm;

    1 đĩa giò;

    1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống);

    1 đĩa xôi gấc,

    1 đĩa hoa quả;

    3 chén rượu;

    1 quả cau, lá trầu;

    1 lọ hoa cúc;

    1 tập giấy tiền, vàng mã.

    Ngày nay, các bà nội trợ thường không có đủ thời gian để chuẩn bị đầy đủ các món ăn trên. Vì thế, các chị em có thể chuẩn bị những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được tính truyền thống và bản sắc.

    Khi cúng ông Táo, mâm cỗ cúng phải đặt trong bếp, hoặc cạnh bếp. Có gia đình còn làm hai mâm cỗ, 1 mâm đặt trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ. Mâm cỗ đề huề tượng trưng cho sự no ấm quanh năm của cả gia đình.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mam-cung-ong-cong-ong-tao-ngay-23-thang-chap-gom-nhung-gi-a82759.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan