Theo tập quán tín ngưỡng, vào ngày Rằm tháng 7, các gia đình thường thực hiện nghi thức lễ cúng từ trong nhà ra ngoài trời theo thứ tự: cúng Phật, cũng thần linh, cúng Gia Tiên và cuối cùng là cúng chúng sinh.
Tùy theo điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình mà chuẩn bị lễ vật hương hoa, nhang đèn, đồ mã và mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 chay hoặc mặn.
Dưới đây là gợi ý một số mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 dễ làm, đầy đủ nhất mà bạn có thể tham khảo.
Mâm cơm chay cúng Rằm tháng 7 - Ảnh: Minh họa |
Mâm cúng Phật
Lễ cúng Phật phải đặt ở nơi cao nhất. Trên mâm cúng cần có hoa tươi, không dùng hoa dại, hoa giả để cúng Rằm tháng 7.
Mâm cúng Phật có thể chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả.
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng 7 - Ảnh: Minh họa |
Mâm cúng thần linh, gia tiên
Mâm cúng thần linh thường đặt ở dưới lễ cúng Phật và trên lễ cúng gia tiên.
Mâm cúng thần linh có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh chứng, xôi nếp, thịt gà, nem rán, canh măng... Ngoài ra, mâm cỗ cúng phải có hương hoa, tràu cau, tiền vàng.
Mâm cúng gia tiên thường có thêm những vật dụng được làm bằng giấy nhựa quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, đồ trang sức...
Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 - Ảnh: Minh họa |
Mâm cúng chúng sinh
Mâm cúng này nên đặt ngồi trời hoặc trước cửa chính của nhà và được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 (Âm lịch).
Mâm cỗ cúng bao gồm:
- Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc (tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ).
- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...
- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.
Muối và gạo sau khi cúng xong phải rải xuống đường mang ý nghĩa tiễn cô hồn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Quỳnh Chi(T/h)