Hiện nay, một câu hỏi thường trực được đặt ra: Hạm đội hải quân Nga đang chiếm vị trí nào trong hàng ngũ các hạm đội cường quốc hải quân thế giới? Nó mạnh tới mức nào và tại sao, nó sẽ cạnh tranh với ai trước tiên? Phóng viên tờ báo Vzglyad (Nga) đã liệt kê những khả năng chiến đấu của các hạm đội hải quân thế giới.
Tên lửa đạn đạo Nga. Ảnh: Getty |
Trước tiên, cần phải xác định các tiêu chí. Xác định như thế nào? Hạm đội nào mạnh hơn? Hạm đội hải quân là một hệ thống phức tạp, mà rất khó có thể định nghĩa chỉ bằng các con số.
Thậm chí, trong thời đại thiết giáp hạm và tàu chiến chạy bằng hơi nước, khi sức mạnh hải quân về bản chất là sự tương ứng của tổng khối lượng một loạt đạn pháo, mà một chiếc tàu mang theo, cũng có những ngóc ngách của nó: Vận tốc xuất phát của đạn pháo được xác định bởi chiều dài nòng pháo và sức công phá của thuốc nổ; góc hướng của nòng súng; khối lượng và loại chất nổ; độ dày, mác và cách bố trí lớp thiết giáp.
Hiện nay, khi danh hiệu sức mạnh tấn công chủ lực trong cuộc chiến tranh trên biển vào bối cảnh “một đấu một” chuyển sang cho các tên lửa hành trình chống hạm, thì những tình tiết và sự bất định ngày càng lớn hơn nhiều.
Tầm phóng, vận tốc triển khai và tiếp cận mục tiêu của tên lửa hành trình chống hạm, hành trình bay, khối lượng đầu đạn, sự hoàn thiện của đầu tự dẫn hướng, khả năng ứng phó trước hệ thống phòng không và nhiễu sóng, mức độ nhận biết mục tiêu, hiệu quả hệ thống phòng vệ và những phương tiện phản kháng điện tử của mục tiêu. Việc nghiên cứu phương pháp so sánh sức mạnh tấn công của các hạm đội, trên cơ sở các yếu tố nêu trên, chỉ có thể được thực hiện khi có đầy đủ các dữ liệu gốc đáng tin cậy, mà phần nhiều bị mật hoá vì những lý do dễ hiểu.
Vì thế, chỉ còn cách duy nhất là làm thể nào để so sánh các lực lượng hải quân về tổng tải trọng các tàu chiến chủ lực. Trước mắt, phương pháp này có thể bị coi là hơi quá đơn giản và thậm chí còn ngây thơ, tuy nhiên nó cũng có cơ sở, bởi vì tải trọng lớn có thể bố trí được nhiều vũ khí (cả tấn công lẫn phòng vệ).
Không có định nghĩa thế nào là “các tàu chiến chủ lực”. Nhưng có lẽ sẽ hợp lý nếu coi đó là các tàu ngầm nguyên tử và phi nguyên tử từ 1000 tấn trở lên và các tàu chiến mặt nước từ 2000 tấn trở lên, gồm tàu sân bay, tuần dương hạm, khu trục hạm, khinh hạm, hộ vệ và tàu đổ bộ, có nghĩa là những cấu phần của hạm đội hải quân, mà ở mức độ nào đó có thể phô trương sức mạnh ở các vùng biển xa xôi trên thế giới.
Các quốc gia sở hữu những tàu chiến các loại thì nhiều vô kể (166 nước theo Tạp chí danh tiếng Jane's Fighting Ships), nên đánh giá tất cả là sẽ không hợp lý. Do đó, chúng ta chỉ dừng lại ở 13 cường quốc, mà tổng tải trọng của những hạm đội hải quân này tính đến giữa năm 2019 đã vượt ngưỡng 100.000 tấn.
Các giải và câu lạc bộ
Nhóm hạm đội trên 100.000 tấn, trong đó mức độ mất cân bằng lên tới 34 lần giữa những thành viên xếp đầu và cuối, có thể chia ra thành 4 thứ hạng (tổng tải trọng tương đương 1000 tấn): Ngoại hạng - 1) Mỹ (3526); hạng nhất - 2) Trung Quốc (905), 3) Nga (754); hạng hai – 4) Nhật Bản (453), 5) Anh (296), 6) Ấn Độ (259), 7) Pháp (254), 8) Hàn Quốc (201) và hạng ba – 9) Ý (165), 10) Úc (121), 11) Tây Ban Nha (113), 12) Thổ Nhĩ Kỳ (106), 13) Brasil (104).
Xếp sau là hạng tư, gồm các ứng cử viên cho hạng ba như Canada, Đức, Ai Cập; hạng năm – các nước, mà nền tảng hạm đội gồm một vài tàu ngầm phi nguyên tử và khinh hạm (Na Uy, Bồ Đào Nha, Malaysia, Peru, Nam Phi,…) và hạng sáu - các hạm đội hạng ruồi, gồm những tàu hộ vệ, tàu tên lửa, tàu tuần tra và tàu đổ bộ hạng nhỏ và xuồng máy.
Ngoài ra, câu lạc bộ lớn với 100.000 tấn bao gồm 3 câu lại bộ tinh nhuệ hạng nhỏ: Tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay – Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ, cũng như câu lạc bộ khu vực nước sâu, mà thành viên của nó được xác định bởi tải trọng trung bình của các tàu chiến từ 7000 tấn – Mỹ, Anh, Pháp, Nga.
Tiêu chí 7.000 tấn mang ý nghĩa khá tương đối, nhưng không phải ngẫu nhiên. Các tàu chiến với tải trọng tương tự và lớn hơn (những tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay, tuần dương, khu trục, tàu đổ bộ mang máy bay) có thể triển khai chiến đấu gần như trong mọi điều kiện thời tiết, ở bất cứ nơi nào trên đại dương.
Hạm đội hải quân mà có tải trọng trung bình từ 3.500 đến 7.000 tấn (tương ứng với tàu ngầm nguyên tử cỡ vừa, các khinh hạm và những tàu đổ bộ cỡ lớn mang xe tăng) có khả năng triển khai hiệu quả tại khu vực nước sâu (tối đa khoảng 1500 hải lý cách bờ biển), tiếp đến là không quá 3500 tấn – tại khu vực cận bờ (khoảng từ 100-200 đến 500 hải lý cách bờ biển).
Trong Top 13 hạm đội, chỉ có sự hiện diện của một quốc gia với hạm đội cận bờ - đó là Thổ Nhĩ Kỳ (tải trọng trung bình là 2.900 tấn).
Xu hướng phát triển
Xu hướng tăng (hoặc giảm) của hạm đội 13 cường quốc biển hàng đầu trong vòng 2-3 năm gần đây khá thú vị.
Ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực vũ khí hải quân từ lâu thuộc về Mỹ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kể từ đầu năm 2017 không có gì đặc biệt, khi chỉ ở mức 6,2%.
Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang tải trọng, thì mức tăng này khá ấn tượng, bởi vì nó vượt tổng tải trọng tất cả các tàu chiến chủ lực của hạm đội hải quân Ý – 204 so với 201 nghìn tấn (cần phải lưu ý rằng, một nửa mức tăng thêm của hạm đội hải quân Mỹ có được là nhờ chiếc tàu sân bay “Gerald Ford”).
Tốc độ tăng trưởng kỷ lục thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ (19,3%), Trung Quốc (15,8%), Hàn Quốc (15,1%) và Anh (14,7% - cũng lại nhờ chiếc tàu sân bay “Queen Elizabeth”). Các nước có tốc độ tăng trưởng âm là Brasil (-13,3%) do đưa ra khỏi biên chế chiếc tàu sân bay cổ lỗ sĩ “San Paolo”, mà được đóng vào năm 1957; xếp sau là Ấn Độ (-11,1%), Nga (-5,7%), Pháp (-1,6%) và Tây Ban Nha (0,0%).
Những hạm đội “trẻ hoá” (được nâng cấp) nhiều nhất thế giới là Trung Quốc (độ tuổi trung bình của các tàu chiến là 12,5 năm, các tàu chiến mới chưa quá 10 năm chiếm tới 39,5%), Hàn Quốc (14,5 năm, chiếm 36%) và Úc (15,3 năm). Những hạm đội già cỗi nhất là Brasil (độ tuổi trung bình là 31,6 năm, không có tàu chiến mới), Nga (25,5 năm, chiếm 20%) và Thổ Nhĩ Kỳ (25,2 năm, 14%).
Những điều bất thường
Về mặt hình thức, Indonesia (tổng tải trọng là 169 và 107 nghìn tấn tương ứng) phải lọt vào câu lạc bộ 100.000 tấn.
Khi nhìn vào thành phần hạm đội hải quân Indonesia, trước tiên là sự mất cân xứng – tỷ lệ các tàu đổ bộ (về bản chất, đó là các tàu vận tải với hệ thống vũ khí phòng vệ tối thiểu) trong tổng tải trọng chiếm đến 75% (để so sánh: Trong hạm đội hải quân Mỹ là 24%, Trung Quốc là 33%, Nga là 12%).
Những thành phần còn lại chỉ đủ dể biến hạm đội hải quân Indonesia trở thành đại diện đúng nghĩa của hạng 5.
Sự ra mắt của Thổ Nhĩ Kỳ
Việc Thổ Nhĩ Kỳ lọt vào danh sách các hạm đội mạnh nhất thế giới không phải là lần đầu.
Sau những thăng trầm, mới đây Tổng thống Erdogan mới đưa hạm đội hải quân Thổ Nhĩ ra khỏi hạng 4 để đến với ánh hào quang – nhờ một chiếc tàu hộ vệ và hai tàu đổ bộ mang xe tăng, và thậm chí còn không cần sử dụng con át chủ bài của mình – đó là chiếc tàu đổ bộ đa năng tải trọng 27.500 đang được đóng mới.
Nói chung, có thể thấy được nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ khi cải tiến một cách đột phá và nhân đôi sức mạnh của hạm đội hải quân.
Hạm đội hải quân Nga
Vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng các cường quốc biển hàng đầu thế giới về tổng tải trọng của các tàu chiến chủ lực mà Nga đang nắm giữ - đó không phải là điều mong muốn, nhưng cũng không phải lý do để lo lắng.
Vị trí thứ nhất là không thể vươn tới (đối với cả Nga lẫn Trung Quốc) – ít nhất cho tới khi Mỹ 'tự cởi chiếc áo' của người đứng đầu và tự giải giáp, giống như điều mà Đế chế Anh từng làm. Khoảng cách tới vị trí thứ 4 rất xa để người Nhật có thể khoả lấp. Chỉ còn lại cuộc chiến giành “huy chương bạc” với hạm đội hải quân Trung Quốc, điều mà không nên biến thành mục đích tự thân.
Bắt đầu từ khả năng chiến đấu được giữ bí mật nghiêm ngặt của lực lượng tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc đang bị đặt câu hỏi lớn. Cả hai tàu sân bay của Hạm đội hải quân Trung Quốc (một chiếc đang hoạt động, chiếc khác đang trong quá trình thử nghiệm) sẽ còn thực hiện chức năng huấn luyện trong một thời gian dài nữa vì những vấn đề liên quan tới chiếc máy bay chủ lực cất cánh từ tàu sân bay – tiêm kích J-15 (sao chép Su-27K).
Tuy nhiên, quan trọng không phải vậy, mà là người Trung Quốc không có thứ gì giống với các tên lửa chống hạm “Granit” và “Vulkan” được chế tạo từ thời Liên Xô. Tên lửa chống hạm nhiều nhất của Trung Quốc là YJ-83 (trên cơ sở “Exoset”) – là cận thanh, còn tên lửa YJ-18 tối tân và CX-1 vẫn chưa được biên chế - đó là những phiên bản sao chép nhạt nhoà các tên lửa nâng cấp mới nhất của Nga 3M54 (Calibr) và 3M55 (Onyx).
Căn cứ vào việc cả Mỹ cũng không sở hữu các tên lửa tấn công, mà gần giống về tập hợp những tính năng chiến đấu với các tên lửa chống hạm siêu thanh hạng nặng của Nga, thì sẽ không có ưu thế đáng kể nào đối với hạm đội hải quân Nga. Vấn đề cơ bản của hạm đội hải quân Nga - đó là sự cần thiết phải nhanh chóng nâng cấp và gia tăng thêm thành phần tàu chiến có thể mang vũ khí hải quân tốt nhất thế giới.
Nói cách khác, Nga cần phải sở hữu không chỉ các khó có thể bắn hạ, mà tối thiểu phải 1 triệu tấn tải trọng đủ mới để có chỗ cho việc bố trí được những vũ khí này. Có lẽ đến năm 2050 thì nhiệm vụ này sẽ được giải quyết cơ bản.
NAM HIẾU (Theo vz.ru)