Dâu tây là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ sức khỏe mạnh mẽ. Chúng có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và dồi dào chất chống oxy hóa và polyphenol.
Một cốc dâu tây chứa hơn 100% mục tiêu tối thiểu hàng ngày đối với vitamin C hỗ trợ miễn dịch. Ngoài chức năng như một chất chống oxy hóa phòng chống lại bệnh tật và tuổi tác, vitamin C còn giúp tạo ra collagen và duy trì sức khỏe của da.
Dâu tây cũng rất giàu các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm khác. Đây là một lý do tại sao các loại quả mọng, bao gồm cả dâu tây, có liên quan đến sức khỏe của não.
Dưới đây là một số công dụng của dâu tây đối với sức khỏe.
Tốt cho thận
Quả mọng như dâu tây rất tốt cho thận vì chúng chứa ít natri và phốt pho. Chúng có đặc tính làm se giúp thắt chặt các mô và giảm khả năng giữ nước. Chúng còn là nguồn cung cấp vitamin C, mangan, folate và chất chống oxy hóa dồi dào.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Theo một nghiên cứu được công bố trên trang Harvard Health Publishing, ăn dâu tây là cách tốt để bảo vệ trái tim của bạn. Bên cạnh đó, trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cũng có nghiên cứu cho thấy, dâu tây có tác dụng cải thiện các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm cholesterol HDL (có lợi), huyết áp và số lượng tiểu cầu trong máu.
Hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư
Các chất chống oxy hóa giúp chống lại sự hình thành khối u, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư. Thường xuyên ăn các loại quả mọng, bao gồm cả dâu tây, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bao gồm ung thư thực quản và ung thư phổi.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Đưa dâu tây vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa stress oxy hóa và viêm nhiễm; từ đó, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.
Hỗ trợ quản lý bệnh đái tháo đường
Ăn dâu tây có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 vì dâu tây có chỉ số đường huyết thấp, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh đã xác nhận. Một nghiên cứu khác do Viện Nghiên cứu Y tế Canada tài trợ cho thấy, ăn dâu tây cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc đái tháo đường.
Ăn dâu tây vào cuối bữa ăn đã được chứng minh là giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và lượng insulin. Điều đó chuyển thành năng lượng tinh thần và thể chất ổn định hơn. Nó cũng có thể giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, béo phì và bệnh tim.
Kiểm soát huyết áp
Dâu tây giàu chất chống oxy hóa như anthocyanin, có thể giúp kiểm soát huyết áp. Theo nghiên cứu, anthocyanin có thể giúp giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp.
Ngăn ngừa táo bón
Dâu tây là thực phẩm giàu chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh các vấn đề như táo bón. Vì vậy, dâu tây sẽ là một loại thực phẩm rất tốt cho người bị táo bón.
Tăng cường chức năng não
Thường xuyên ăn dâu tây có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi, mà các nhà nghiên cứu cho rằng do hàm lượng flavonoid cao (hay còn gọi là chất chống viêm có trong thực vật).
Dâu tây rất giàu i-ốt , vitamin C và chất phytochemical, giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
Kali có trong dâu tây, được biết là có liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức bằng cách tăng lưu lượng máu đến não.
Nghiên cứu của Harvard cho thấy rằng tiêu thụ nhiều flavonoid, đặc biệt là từ quả việt quất và dâu tây, làm giảm tỷ lệ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.
Giảm nguy cơ đột quỵ
Dâu tây là nguồn giàu magie, phốt pho, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, ăn dâu tây giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Dâu tây được coi là an toàn để tiêu thụ mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc về lượng tiêu thụ của mình nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu. Dâu tây được coi là một trong những chất làm loãng máu tự nhiên. Ăn quá nhiều dâu tây khi đang dùng thuốc có thể làm loãng máu quá mức. Vì vậy, hãy tránh ăn nhiều hơn một cốc dâu tây mỗi ngà