+Aa-
    Zalo

    Lễ Thất Tịch 2024 vào ngày nào? Làm gì để mang lại may mắn?

    (ĐS&PL) - Ngày Thất Tịch 7/7 âm lịch được coi là ngày lễ tình yêu, hay Valentine Đông Á mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cảm động trong văn hóa phương Đông.

    Lễ Thất Tịch 2024

    Trong những năm gần đây, ngày lễ này ngày càng được nhiều người quan tâm, nhất là các bạn trẻ. Lễ Thất Tịch hàng năm được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Ngày lễ này được dựa trên câu truyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ.

    Năm 2024, ngày Lễ Thất Tịch rơi vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 8 dương lịch.

    Năm 2024, ngày Lễ Thất Tịch rơi vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 8 dương lịch. Ảnh minh họa

    Năm 2024, ngày Lễ Thất Tịch rơi vào thứ Bảy, ngày 10 tháng 8 dương lịch. Ảnh minh họa 

    Ở nhiều nước, lễ Thất Tịch được tổ chức rất nhộn nhịp. Như ở Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata. Người Nhật trong ngày này thường viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku, sau đó treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong những điều may mắn, tốt lành.

    Người Hàn Quốc lại gọi lễ Thất Tịch là lễ Chilseok. Họ sẽ tắm, ăn mì và bánh nướng với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngày lễ được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì vì sau đó ảnh hưởng của thời tiết sẽ làm cho lúa mì hỏng đi hương vị.

    Nên làm gì trong ngày Lễ Thất Tịch

    Tờ Gia đình & Xã hội dẫn lời chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, trong ngày Thất Tịch, dân gian cũng có nhiều quan niệm về những điều nên làm trong ngày này để đem lại may mắn. Chẳng hạn như:

    + Đi chùa cầu duyên: Tháng 7 Âm lịch cũng là mùa Vu Lan báo hiếu và xá tội vong nhân.

    Việc đi lễ chùa cầu duyên trong ngày này sẽ tốt. Cầu cho cặp uyên ương bên nhau trọn đời trong ngày đoàn tụ của Ngưu Lang - Chức Nữ thì những điều mong cầu sẽ dễ được ứng nghiệm.

    + Ăn chè đậu đỏ cầu nhân duyên: Tục này là xuất phát từ giới trẻ Trung Quốc tin ăn chè đậu đỏ và các món khác từ đậu đỏ ngày 7/7 âm lịch.

    Quan niệm cho rằng, màu đỏ của đậu đỏ mang lại may mắn. Những người độc thân ăn có ý nghĩa cầu mong đường nhân duyên thuận lợi, sẽ thoát ế và người đã có đôi sẽ bên nhau trọn kiếp. Những năm gần đây, vào ngày lễ Thất Tịch, chè đậu đỏ thường được bán rất đắt khách.

    Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Lễ Thất tịch

    Lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Đây là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.

    Tương truyền, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu tuy hoàn cảnh nghèo khó nhưng rất chăm chỉ và tốt bụng. Ngưu Lang có được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ - con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

    Hai người đã kết duyên vợ chồng, có 2 người con một trai, một gái và sống những tháng ngày hạnh phúc bên nhau.

    Thế nhưng một ngày nọ, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế.

    Lễ Thất Tịch là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Ảnh minh họa

    Lễ Thất Tịch là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Ảnh minh họa 

    Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Sau đó, Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

    Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.

    Cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, Vương Mẫu đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch được gặp nhau một lần.

    Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau.

    Với nguồn gốc câu chuyện về tình yêu cảm động, ngày mùng 7/7 âm lịch dần trở thành ngày lễ tình nhân của phương Đông.

    * Thông tin trong bài mang tính tham khảo

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/le-that-tich-2024-vao-ngay-nao-lam-gi-e-mang-lai-may-man-a454014.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vì sao ngày Thất tịch lại mưa?

    Vì sao ngày Thất tịch lại mưa?

    Câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang Chức Nữ, hay sự tích ông Ngâu bà Ngâu, là cách dân gian lý giải vì sao trời thường mưa vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch).