+Aa-
    Zalo

    Lễ hội Thánh Quý Minh đại vương ở Ninh Bình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đã thành thông lệ lễ hội Thánh Quý Minh đại vương được tổ chức vào 18 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại Tràng An, Bái Đính.

    Đã thành thông lệ lễ hội Thánh Quý Minh đại vương được tổ chức vào 18 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại Tràng An, Bái Đính.
    Lễ hội được duy trì tổ chức hàng năm để thể hiện tình yêu của người dân tới đức Thánh Quý Minh đại vương và phu nhân, là những người đã có công trong sự nghiệp gìn giữ nước nhà của dân tộc. Lễ hội còn là lời cảm tạ của nhân dân tới ân đức của Ngài đã phù trợ, giúp người dân mưa thuận, gió hoà, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
    Thánh Quý Minh đại vương là một trong số những vị thần được người dân thờ phụng theo tín ngưỡng dân gian tại đền Trần, một trong những tứ trấn của kinh đô Hoa Lư xưa, nay thuộc khu du lịch tâm linh Tràng.
    Theo truyền thuyết từ dân gian, Ngài là một trong ba anh em, ba vị tướng đã được phong Thánh gồm đức Thánh Tản Viên, đức Thánh Cao Sơn, đức Thánh Quý Minh, có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức Hùng Vương thứ 18). Ngài là một "thượng đẳng thần," tương truyền những người con của Ngài được các triều vua ban chiếu riêng dat ten cho con và sắc phong làm vương, được nhân dân tôn là Thành hoàng làng ở nhiều nơi, nổi tiếng là vị thần linh ứng khi dân gian cầu đảo. Riêng tại tỉnh Ninh Bình có 66 đền thờ đức Thánh Quý Minh đại vương như ở đình làng Sinh Dược (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn), núi Cánh Diều (thành phố Ninh Bình), núi Thiện Dưỡng, đền Kê Thượng (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư)...
    Gần 1.000 chiếc thuyền đã đưa du khách đi vào một vùng non nước chứa đựng biết bao huyền thoại với những thung nước trong xanh, hệ thống hang động với lớp lớp nhũ đá lung linh kỳ ảo. Ở phía xa, núi non tứ bề hùng vĩ soi bóng xuống mặt nước phẳng lặng, thấp thoáng những đền đài, miếu mạo rêu phong, cổ kính, nơi từng là chỗ tích trữ lương thảo, nơi tập luyện của binh sĩ triều đại nhà Đinh (thế kỷ thứ X), in đậm dấu ấn một thời của kinh đô Hoa Lư lịch sử.
    Trong suốt hành trình rước kiệu, tiến về đền Trần ngoài việc tham dự lễ hội, các phong tục cưới hỏi, xem tuoi vo chong du khách còn được thả mình vào không gian thiên nhiên để chiêm ngưỡng cảnh vật trữ tình nên thơ với những thung nước trong xanh, những hang động với lớp lớp nhũ đá lung linh kỳ ảo, những núi non bốn bề hùng vĩ soi bóng xuống làn nước phẳng lặng, những đền đài, miếu mạo rêu phong, cổ kính, những vết tích một thời từng là nơi tích trữ lương thảo và tập rèn binh sĩ của triều Đinh. Các tiết mục nghệ thuật của đoàn chèo tỉnh Ninh Bình như: Hát xẩm, hát chèo, đánh trống,…đã mang lại cho du khách những món ăn tinh thần đặc sắc sảng khoái trước khi xuống thuyền.
    Đến khu vực đền Trình, đoàn thuyền quy tụ lại tiến hành làm nghi lễ rước nước, phóng sinh, và biểu tượng rồng cuộn ba vòng giữa dòng sông. Những nghi lễ này nhằm để cầu cho mưa thuận gió hòa đem lại cuộc sống ấm no cho dân sinh. Những chùm bóng đủ các sắc màu cũng được thả bay lơ lửng giữa khung cảnh trời – non – nước. Vẻ đẹp của địa thế Tràng An “núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện”, bỗng được tôn lên thật trang trọng và lộng lẫy. Lễ hội truyền thống Đức Thánh Quý Minh Đại Vương với quy mô và tầm vóc mới góp phần tạo cho Tràng An một vẻ đẹp tâm linh kỳ ảo hấp dẫn du khách.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/le-hoi-thanh-quy-minh-dai-vuong-o-ninh-binh-a93669.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan