Theo thông tin được đăng tải, cô Vương ở Lâm Nghi, Sơn Đông (Trung Quốc) vốn không khéo léo trong khoản nội trợ. Vì thế, cô không mấy khi xuống bếp nấu nướng, mọi bữa ăn trong nhà phần lớn đều do chồng cô chuẩn bị.
Cách đây ít ngày, con gái cô Vương vừa đi học về liền than đói bụng. Không thấy bố ở nhà, cô bé đành nhờ mẹ nấu cho một bát mì. Ngờ đâu, sau khi ăn xong bát mì mẹ nấu, bé gái bắt đầu bị tiêu chảy và nôn ói không ngừng, lập tức được đưa vào bệnh viện.
Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận con gái cô Vương bị ngộ độc thực phẩm, cần phải nhập viện để điều trị. Sau 3 ngày nằm viện điều trị ngộ độc, cô bé dần tỉnh táo lại và đỡ mệt hơn. Lúc này, bé gái kể hôm đó cô Vương nấu mì sườn lợn. Hai mẹ con cùng ăn nhưng cô Vương chỉ ăn rau, nhường toàn bộ sườn lợn cho con gái, không ngờ cô bé lại bị ngộ độc nghiêm trọng.
Sự việc sau khi được đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Nhiều người cho rằng cô Vương quá may mắn vì lấy được một người chồng giỏi bếp núc, biết chiều chuộng và yêu thương vợ như vậy. Một số người lại chia sẻ về trải nghiệm tương tự, cho biết mẹ của họ cũng vì không biết nấu ăn mà khiến con bị dị ứng, thậm chí ngộ độc.
Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không dùng thực phẩm khô đã bị mốc
Bạn chú ý không sử dụng các loại thực phẩm lạ chưa rõ nguồn gốc, các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục bộ Y tế cho phép. Các thực phẩm đã bị nấm mốc cũng nên vứt bỏ ngay vì chúng rất dễ gây ngộ độc, không tốt cho sức khỏe, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
- Không ăn thực phẩm quá hạn
Bạn không nên tiêu thụ những thức thực phẩm đã quá hạn sử dụng dù trông vẫn còn ổn và không có mùi khó chịu. Những thực phẩm để lâu sẽ là môi trường lý tưởng để các loài bọ, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.
- Nấu lại thức ăn thừa trước khi ăn
Việc không hâm nóng lại đồ ăn thừa trước khi sử dụng rất nguy hiểm vì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm những vi khuẩn có hại. Theo các chuyên gia, bạn nên hạn chế dùng lại thức ăn thừa nếu đã để quá lâu. Lý do là vì lúc này thực phẩm đã bị biến chất và mất chất dinh dưỡng.
- Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
Khu vực ăn uống và chế biến thực phẩm cần sạch sẽ, không có nước đọng, cách xa các khu nhiều bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc nơi chăn nuôi gia súc, khu vực để rác thải. Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn ở trong trạng thái sạch sẽ và khô ráo. Bếp cần có đủ ánh sáng và thông gió.
- Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
Bạn lưu ý rửa ngay bát đĩa, nồi, chảo… sau khi sử dụng xong, không để dụng cụ bẩn qua đêm, không sử dung khăn ẩm mốc hay dính mỡ để lau khô bát đĩa. Các dụng cụ tiếp xúc với đồ ăn sống và chính cần để riêng biệt, nếu cần ngay dùng dụng cụ mới rửa xong thì nên tráng qua bằng nước sôi.
- Nấu chín thức ăn
Các thực phẩm như thịt, cá, xúc xích, thậm chí là một số loại rau củ cũng cần được nấu chín để loại bỏ nguy cơ ngộ độc.
- Vệ sinh cá nhân
Các chuyên gia cho biết bạn cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, bạn chú ý cắt móc tay sạch sẽ, giữ đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép có lẫn đất bẩn vào phòng ăn hay nhà bếp.
Đinh Kim (T/h)