+Aa-
    Zalo

    Lần đầu tiên, sau 14 năm các chuyên gia nhìn thấy những gì còn lại của tàu “Titanic” ở dưới đáy đại dương

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhờ những công nghệ hiện đại, nhóm các thợ lặn đã có được những hình ảnh chất lượng cao về chiếc tàu nổi tiếng bị đắm mà đã nằm dưới đáy đại dương 107 năm.

    Nhờ những công nghệ hiện đại, nhóm các thợ lặn đã có được những hình ảnh chất lượng cao về chiếc tàu nổi tiếng bị đắm mà đã nằm dưới đáy đại dương từ  107 năm về trước.

    Những mảnh vỡ của tàu trở thành nơi trú ẩn của nhiều sinh vật đáy biển, tuy nhiên sắp tới chúng có thể bị phá hủy hoàn toàn do tác động của muối biển, vi khuẩn và dòng chảy.

    Lần đầu tiên sau 14 năm, các thợ lặn đã nghiên cứu chiếc tàu “Titanic” bị đắm vào năm 1912, theo CNN. Tàu Titanic từng có lúc được coi là hiện thân của sự giàu có. Hiện nay chiếc tàu này đang từ từ bị đáy biển nuốt chửng và bị phá hủy bởi các vi khuẩn.

    CNN dẫn thông cáo báo chí của nhóm thợ lặn tiết lộ, trong tháng 8, các nhà nghiên cứu trên những tàu ngầm “Triton” đã thực hiện 5 lần lặn xuống độ sâu 4.000 mét ở khu vực cách phía nam Newfoundland của Canada khoảng 600km, nơi chiếc tàu từng được coi là không thể bị đắm đang yên nghỉ.

    Nhờ các camera chuyên dụng, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện của Cục nghiên cứu đại dương và không khí quốc gia đã có thể nhìn thấy đoạn video ghi lại các mảnh vỡ của chiếc tàu đã hơn 107 tuổi. Đoạn phim với độ phân giải 4K giúp phóng to được hình ảnh và sử dụng công nghệ thực tế ảo. Những tư liệu video sẽ là nền tảng để thực hiện bộ phim tài liệu về “Titanic” do công ty Atlantic Productions thực hiện.

    Theo CNN, trong đoạn video có thể thấy rõ sự ăn mòn do muối, sự tác động của những vi khuẩn xâm thực vật liệu sắt và dòng chạy ngầm đang pha hủy con tàu như thế nào.

    “Điều ngạc nhiên nhất mà có thể nhìn thấy đó là “Titanic” đang bị đại dương nuốt chửng, trở thành nơi trú ẩn của nhiều loại sinh vật biển”, ông Patrick Lahi, Chủ tịch và đồng sáng lập công ty tàu ngầm “Triton” chia sẻ về những ấn tương của mình.

    Ông Victor Veskovo, tổng Giám đốc công ty Caladan Oceanic và lái tàu ngầm cao cấp, cho biết rằng những lần lặn thành công xuống “Titanic” mở ra con đường đối với việc sử dụng công nghệ tương tự để nghiên cứu các mảnh vỡ khó tiếp cận khác.

    “Từ giờ chúng tôi có hệ thống đã được thử nghiệm, mà có thể dễ dàng và nhiều lần lặn xuống nơi các mảnh vỡ ở đáy đại dương ở mọi độ sâu và mọi nơi trên thế giới để nghiên cứu chúng một cách chi tiết. Chúng tôi sẽ suy nghĩ thật kỹ xem lặn xuống đâu với nó trong lần tiếp theo”, ông Veskovo chia sẻ với CNN.

    Để tưởng nhớ 1.517 người thiệt mạng vì tàu “Titanic” bị đắm, đội thợ lặn đã thực hiện nghi lễ và đặt vòng hoa trên các mảnh vỡ của chiếc tàu.

    NAM HIẾU (Theo russian.rt.com)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lan-dau-tien-sau-14-nam-cac-chuyen-gia-nhin-thay-nhung-gi-con-lai-cua-tau-titanic-o-duoi-day-dai-duong-a290127.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan