+Aa-
    Zalo

    Lạm phát thấp, vì sao lãi suất cho vay chưa giảm?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Lạm phát tháng 11 được nhìn nhận là mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua nhưng lãi suất cho vay tại các ngân hàng vẫn "dậm chân".

    (ĐSPL) - Lạm phát tháng 11 được nhìn nhận là mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua nhưng lãi suất cho vay tại các ngân hàng vẫn "dậm chân". Theo các chuyên gia, muốn tăng hay giảm lãi suất phải căn cứ vào nhiều yếu tố...

    Lạm phát 11 tháng vẫn tăng thấp nhất 14 năm

    Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2015 đã tăng 0,07\% so với tháng trước và tăng 0,34\% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, CPI cả nước mới chỉ tăng 0,58\% - thấp nhất trong vòng 14 năm qua.

    Đóng góp vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng tháng này là 9/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng; chỉ có nhóm giao thông và nhóm bưu chính viễn thông giảm. Tuy nhiên, mức tăng không đáng kể nên đóng góp vào CPI chung chỉ tăng nhẹ so với tháng trước.

    Sau khi bật tăng trở lại vào tháng trước, tháng này, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng nhẹ ở mức 0,05\% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,31\%, thực phẩm giảm 0,01\% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,07\%.

    Tính từ đầu năm đến nay, CPI cả nước mới chỉ tăng 0,58\% - thấp nhất trong vòng 14 năm qua. (Ảnh minh họa).

    Tăng mạnh nhất trong tháng này là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước, chất đốt với mức tăng 0,32\% so với tháng trước. Chỉ số giá nhóm này cũng đã bật tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tục trước đó nhờ vào các tác động của việc tăng giá gas bán lẻ từ ngày 1/11 cũng như việc tăng giá nước sinh hoạt ở một số địa phương trong cả nước.

    Các nhóm còn lại đạt mức tăng nhẹ bao gồm: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,16\%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12\%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19\%; Nhóm giáo dục tăng 0,06\%... so với tháng trước.

    Ở chiều ngược lại, CPI tháng 11 tăng nhẹ cũng nhờ phần đáng kể lực kéo giảm của nhóm giao thông ở mức giảm 0,38\% so với tháng trước do tác động chính từ việc giảm giá xăng dầu 2 lần liên tiếp vào các ngày 19/10 và 3/11 vừa qua.

    Cùng với nhóm giao thông, nhóm bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,1\% so với tháng trước, góp phần “kìm hãm” mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng.

    Không nằm trong rỏ tính chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ trong tháng có diễn biến cùng chiều khi chỉ số giá vàng giảm 0,61\% và chỉ số giá Đô la Mỹ giảm 0,31\% so với tháng trước.

    Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (loại trừ lương thực-thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 11 năm 2015 tăng 0,05\% so với tháng trước, tăng 1,72\% so với cùng kỳ.

    Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê - TCTK) ngày 24/11 cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2015 tăng 0,07\% so với tháng trước và tăng 0,34\% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng mức tăng CPI từ đầu năm đến nay chỉ ở mức 0,58\%.

    Lãi suất cho vay vẫn chưa giảm

    Tin tức trên báo TTXVN, trước diễn biến của CPI thời gian qua, mới đây, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC) dự báo hết năm nay, lạm phát sẽ ở mức 2\%, thấp nhất trong một thập kỷ qua. Lạm phát ở mức thấp nên có cơ sở để duy trì mặt bằng lãi suất thấp.

    Đề cập về việc CPI thấp trong thời gian rất dài nhưng lãi suất cho vay vẫn chưa giảm, TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng TCTK cho rằng: Muốn tăng hay giảm lãi suất phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Lượng cung tiền, nhu cầu tín dụng, khả năng huy động vốn của hệ thống tổ chức tín dụng... CPI chỉ là một trong những yếu tố để xem xét tăng hay giảm lãi suất. “Theo tôi, CPI thấp chỉ là điều kiện cần để giảm lãi suất, nhằm giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn, thúc đẩy tổ chức, cá nhân bỏ vốn vào đầu tư, kinh doanh, thay vì gửi ngân hàng”, ông Lâm nói.

     Theo các chuyên gia, muốn tăng hay giảm lãi suất phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Lượng cung tiền, nhu cầu tín dụng, khả năng huy động vốn của hệ thống tổ chức tín dụng...(Ảnh minh họa).

    Theo TS Cấn Văn Lực, muốn giảm lãi suất đầu ra thì bắt buộc phải kéo lãi suất đầu vào xuống. Với lạm phát ở mức thấp, đây là thời điểm tốt để xem xét có thể giảm một chút lãi suất đầu vào. Mặc dù vậy, không thể chủ quan với lạm phát vì chỉ cần giá dầu tăng thì tình hình sẽ xoay chiều.

    Còn đại diện Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho rằng: Nếu muốn hạ lãi suất cho vay xuống nữa thì lãi suất huy động cũng phải hạ. Khi đó người gửi không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm nữa và chuyển sang đầu tư vào các kênh khác như bất động sản, chứng khoán hay vàng... Như vậy, sẽ dẫn tới hậu quả là các ngân hàng khó huy động, thiếu nguồn và lãi suất lại phải tăng lên. Vì vậy nên giữ mức lãi suất cho vay như hiện nay,

    Mặc dù CPI duy trì ở mức thấp nhưng những rủi ro tiềm ẩn về giá điện, giá nước, giá dịch vụ y tế, giá xăng dầu tăng sẽ là áp lực cho công tác kiểm soát lạm phát thời gian tới. Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Chính phủ và các cơ quan liên quan cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-phat-thap-vi-sao-lai-suat-cho-vay-chua-giam-a121250.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.