+Aa-
    Zalo

    Làm giàu bằng nghề độc, lạ: "Bán" nước mắt lấy tiền cao "ngất ngưởng", "khát" nhân sự

    (ĐS&PL) - Những người khóc thuê chuyên nghiệp sẵn sàng thể hiện nỗi đau đớn cùng cực tại đám tang của những người chưa bao giờ gặp và kiếm được thu nhập cao nhờ công việc này.

    "Khóc thuê" là một nghề đã có từ khá lâu ở một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ... Trong đám tang của người hoàn toàn xa lạ, người khóc thuê có nhiệm vụ kêu gào, khóc lóc càng vật vã, thảm thiết càng tốt. Trên thực tế, nhiều người khóc thuê chuyên nghiệp có thu nhập không hề thấp chút nào

    Những người khóc thuê chuyên nghiệp sẵn sàng thể hiện nỗi đau đớn cùng cực tại đám tang của những người chưa bao giờ gặp và kiếm được thu nhập rất tốt nhờ công việc này. Họ hành nghề chỉ trong khoảng một tiếng rưỡi và được trả hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tệ. Một số người có thu nhập hàng năm trên 200.000 tệ (hơn 700 triệu đồng).

    Bắt đầu công việc này từ 19 năm trước, nay đã 47 tuổi nhưng cô Huyang (Thành Đô, Trung Quốc) vẫn tâm huyết với nghề. Khi cha chồng cô qua đời cách đây nhiều năm, gia đình đã tốn khoản tiền không nhỏ để thuê dàn nhạc lễ đám ma. Từ đó, cô nảy sinh ý tưởng lập ra "ban nhạc" chuyên phục vụ các đám tang.

    "Khóc thuê" là một nghề đã có từ khá lâu ở một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ... Ảnh: 163.

    "Khóc thuê" là một nghề đã có từ khá lâu ở một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ... Ảnh: 163.

    Khi "ban nhạc" của cô được lập ra, không chỉ phục vụ đám ma mà còn phục vụ trong cả các đám cưới. Thậm chí, sau đó với khả năng diễn xuất của mình, cô đã thử khóc thuê để tăng thêm sự xót xa và ai oán cho lễ tang. Lần đầu tiên cô đứng trước di ảnh đã cố gắng lấy hết khả năng để khóc và khiến nước mắt tuôn rơi.

    Màn khóc của cô thường có 3 phần. Trong đó phần 1 là kể về những khó khăn khi nuôi con cái của người quá cố, phần 2 là tình cảm của con cháu với người đã khuất, phần 3 là lời gửi gắm của người quá cố để lại cho con cháu. Thông thường mỗi buổi biểu diễn, cô kiếm được khoảng 120 tệ hoặc nhiều hơn tùy tâm của gia chủ.

    Người phụ nữ này mặc bộ đồ trắng thường thấy trong đám tang. Sau đó cất những lời ai oán, não nề và tiếng khóc bi ai. Nhiều khi nghe những lời than mà khách đến viếng cũng không cầm được nước mắt.

    Trước khi bắt đầu khóc, người khóc thuê sẽ đến gia đình để nghe kể và ghi lại các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của người đã khuất. Trong đám tang, họ sẽ hát, than thở, kể về những câu chuyện đó. Con cháu và người đến viếng được hình dung lại quãng đời đã sống của người chết.

    Nghề khóc thuê cũng có khó khăn riêng trong nghề. Vào mùa hè nắng nóng, lớp phần nền bôi dày trên mặt sẽ khiến nhân viên khóc thuê vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Còn vào mùa đông, những bộ đồ tang mỏng manh sẽ khiến họ co ro vì lạnh.

    Nghề này cũng có rủi ro khi thu nhập của họ phụ thuộc vào mức hài lòng của gia chủ. Gia chủ nào dễ tính, khi thấy họ giọng khản đặc vì khóc, mặt trang điểm tiều tụy, mồ hôi đầm đìa, có thể sẽ thưởng thêm tiền. Tuy nhiên, khi gặp phải gia chủ kén chọn hơn, không loại trừ khả năng họ chỉ nhận được một nửa tiền công hoặc ít hơn.

    Ngoài ra, sau thời gian dài, giọng nói của người khóc thuê có thể thường xuyên bị khàn vì gào khóc quá nhiều, mắt cũng hay bị khó chịu vì đã rơi nhiều nước mắt.

    Người làm nghề khóc thuê ở Trung Quốc hiện nay làm "không hết việc". Ảnh: CEN.

    Người làm nghề khóc thuê ở Trung Quốc hiện nay làm "không hết việc". Ảnh: CEN.

    Có một thực tế là người làm nghề khóc thuê ở Trung Quốc hiện nay làm "không hết việc". Số nhân lực vẫn chỉ tăng lên nhưng ở mức khiêm tốn. Cái khó nhất là nhiều thanh thiếu niên ở độ tuổi lao động vẫn chưa xác định sẽ theo nghề này, dù họ có thể làm tốt.

    Một phần, tâm lý e ngại định kiến xã hội gán cho họ những lời nhận xét đại loại như "giả tạo" hoặc "kiếm sống trên lưng người chết". Một phần, họ cảm thấy nghề khóc thuê không được danh giá như các nghề khác dù thu nhập cao.

    Hiện dịch vụ trên cũng xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Tại Anh, người ta phải bỏ ra 45 bảng Anh (hơn 1 triệu đồng) để thuê một người khóc mướn mỗi giờ. Tại xứ sở sương mù, nghề khóc mướn thường có tổ chức hơn. Những người được thuê sẽ được nghe kể tóm tắt về cuộc đời của người đã khuất, thậm chí còn có thể nói chuyện với bạn bè và người thân của họ để khóc một cách “có cảm xúc hơn” như thể họ thực sự thân thiết với người qua đời.

    Ông Robertson, người thành lập công ty chuyên khóc thuê Rent-a-Mourner vào tháng 1/2012, cho biết nghề này thực sự đang rất phát triển tại Anh.  

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/lam-giau-bang-nghe-oc-la-ban-nuoc-mat-lay-tien-cao-ngat-nguong-khat-nhan-su-a475155.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan