+Aa-
    Zalo

    Kinh hoàng với hủ tục cắt bỏ "cô bé" của phụ nữ ở Etiopia

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hiện nay, còn ít nhất 200 triệu phụ nữ sống trên 30 quốc gia phải chịu đựng sự đau đớn của việc cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình.

    (ĐSPL) - Hiện nay, còn ít nhất 200 triệu phụ nữ sống trên 30 quốc gia phải chịu đựng sự đau đớn của việc cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình.

    Đây là một truyền thống vô cùng cổ hủ của một số nền văn hóa. Một nửa trong số họ đến từ Ai Cập, Somalia và Etiopia.

    Nhưng ở Etiopia có một tổ chức phi lợi nhuận có tên là KMG đã tiến hành một chương trình tiến bộ chống lại hủ tục này. KMG bắt đầu giáo dục những người dân ở Etiopia về tác hại của nghi lễ trưởng thành đối với phụ nữ ở vùng phía nam Kembatta – Tembaro vào năm 1998.

    Theo UNICEF, vào năm 1999 ở Kembatta – Tembaro trong tổng số 680 ngàn người, có khoảng 97% người dân ủng hộ nghi lễ này. Đến năm 2008, chỉ còn dưới 5% người dân còn suy nghĩ đó.

    Ở toàn lãnh thổ Etiopia năm 2005, trong tổng số 94 triệu dân, có khoảng 74% phụ nữ và trẻ em gái bị cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục. Một thập kỷ sau, theo báo cáo của chính phủ Etiopia con số này giảm xuống còn 65%. Quỹ dân số của Liên Hợp Quốc đã tin tưởng KMG trong những nỗ lực này.

    Beyebo Eresado, một già làng ở Kembatta - Tembaro.

    Beyebo Eresado, một người nông dân 50 tuổi và là một già làng đã nói rằng, lúc đầu, ông ấy không tin những gì ông đã nghe. “Không, chúng tôi đã tiến hành nó trong một thời gian dài. Nó không thể có hại. Nó là văn hóa của chúng tôi. Nó mang đến những điều tốt đẹp cho những cô gái”

    Thực tế, nghi thức này sẽ khiến phụ nữ bị chảy máu, để lại sẹo, nhiễm trùng và những tổn thương về tâm lý. Đặc biệt, nó sẽ khiến phụ nữ gặp nguy hiểm trong vấn đề sinh sản. Eresado nhớ rằng khoảng sau 4 năm thì cộng đồng của ông thay đổi thái độ đối với hủ tục này. Và vì ông là người lớn tuổi, ý kiến của ông có ảnh hưởng quan trọng đối với cả làng.

    Việc thay đổi này là nhờ có nỗ lực của KMG. Mấu chốt trong công việc của họ là tổ chức một cuộc đối thoại khoảng 50 người, bao gồm tất cả mọi tầng lớp, lứa tuổi sống trong làng. Các thành viên của KMG đã hướng dẫn cho họ có thể thảo luận cho đến khi đi đến thống nhất.

    Khi KMG đến đây, họ hiểu rằng những khái niệm về quyền phụ nữ sẽ là vô cùng xa lạ và khó hiểu đối với những người dân ở đây. Vì vậy, họ chú trọng vào những việc cần thiết từng ngày như chữa vết thương cho những cô gái hay những người bị HIV, AIDS. Trải qua thời gian, những điều cấm kỵ như nghi lễ trưởng thành hay bạo lực gia đình được thảo luận một cách cởi mở.

    KMG do bà Bogaletch Gerbe 63 tuổi - một phụ nữ đã lớn lên ở Kembatta – Tembaro và đã từng trải qua nghi lễ này. Trong suốt thời thơ ấu của bà, các cô gái không được đến trường học nhưng bà đã được học sinh học trong trường đại học ở Isarel, ở bang Massachusetts, Mỹ.

    Bà Bogaletch Gerbe - người sáng lập ra KMG.

    Gerbe đã đích thân nói chuyện trong những cuộc thảo luận cộng đồng. Sau đó bà để những người dân ở đây tự thảo luận với nhau để đạt được sự thống nhất và thay đổi suy nghĩ đã ăn sâu bám rễ trong đầu họ.

    Gerbe nói “Chúng tôi không ra lệnh, chúng tôi chỉ thảo luận. Chúng tôi chỉ làm cho mọi người nói chuyện với nhau dễ dàng hơn. Trong những buổi nói chuyện này, không có ai sai ai đúng, không ai biết nhiều hơn ai. Ai cũng nói lên ý kiến của mình mà không bị phán xét. Điều đó làm cho việc nói ra suy nghĩ của họ thuận tiện hơn. Lần đầu tiên, phụ nữ biết về giá trị của họ là khi họ nói, họ được mọi người lắng nghe.”

    Người ta bắt đầu biết đến những tác hại của việc cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục của phụ nữ và thủ tục này không hề có trong kinh thánh của tôn giáo nào cả.

    [poll3]595[/poll3]

    Theo voanews

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kinh-hoang-voi-hu-tuc-cat-bo-co-be-cua-phu-nu-o-etiopia-a177287.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan