Không chỉ giúp các nhà băng thu về một khoản tiền không nhỏ mỗi năm nhờ việc áp phí giao dịch mà các cây ATM còn trở thành địa điểm kinh doanh, kiếm sống hàng ngày của không ít người dân.
Đã hơn một năm người dùng dịch vụ rút tiền mặt tại các cây ATM bị “chạc” phí rút tiền nội và ngoài mạng với các mức phí tương ứng là 1.100 đồng/giao dịch và 3.300 đồng/giao dịch. Thế nhưng, không phải cứ mất tiền là khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ tương xứng.
Không chỉ giúp các nhà băng thu về một khoản tiền không nhỏ mỗi năm nhờ việc áp phí giao dịch mà các cây ATM còn trở thành địa điểm kinh doanh, kiếm sống hàng ngày của không ít người dân Thủ đô.
Tại khu vực phố cổ - trung tâm buôn bán sầm uất nhất Thủ đô và là nơi tập trung nhiều khách du lịch, thì tình trạng kinh doanh, kiếm sống “dựa” vào cây ATM vẫn đang vô tư diễn ra.
La liệt quán nước, hàng tạp hóa, quầy hoa quả… “mọc” lên ngay sát chân các cây ATM. Muốn thực hiện giao dịch tại các cây ATM này, khách hàng không còn cách nào khác là “vượt rào” qua các dãy hàng kể trên.
Do ý thức của phía người tiêu dùng cũng như sự quản lý chưa chặt chẽ từ phía ngân hàng đã khiến cho nhiều cây ATM trở thành những nơi không tương xứng với dịch vụ của ngân hàng.
Chủ quán nước này mỗi ngày vẫn kinh doanh, kiếm sống nhờ “dựa” vào vị trí đắc địa ngay ... chân cây ATM. |
Cửa cây ATM thì được tận dụng làm “móc” treo túi “đồ nghề” của bà chủ quán nước. |
Ý thức kém của người dân cũng khiến máy ATM bị vô hiệu hóa, ví dụ muốn vào rút tiền tại cây ATM này thì phải “vượt qua” hàng nước trước mặt. |
Máy ATM của nhà băng này được đặt “lộ thiên” và được tận dụng làm nơi kinh doanh hoa quả. |
Hệ thống cây ATM của một ngân hàng lớn lại biến thành.... nơi ngủ trưa của không ít người. |