+Aa-
    Zalo

    Kiều hối về Việt Nam chủ yếu mua vàng và nhà đất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Một khảo sát nghiên cứu về toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam cho thấy, người nhận kiều hối ngoài gửi vào ngân hàng lấy lãi, thì phần lớn dùng để mua vàng và nhà đất.

    (ĐSPL) - Theo một khảo sát nghiên cứu về toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam cho hay, người nhận kiều hối tại Việt Nam, ngoài gửi vào ngân hàng lấy lãi, thì phần lớn dùng để mua vàng và nhà đất.

    Cuộc khảo sát này do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ(CIEM) và Western Union thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11/2014 trên 7 tỉnh, thành lớn có đông dân sống ở nước ngoài. Chủ trì nghiên cứu là TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ.

    Nghiên cứu cho thấy, nguồn kiều hối về Việt Nam năm 2014 đạt khoảng 11-12 tỷ USD, nhưng sẽ bắt đầu giảm nhẹ kể từ năm 2017. Hiện có khoảng 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Cũng theo kết quả nghiên cứu công bố, trong giai đoạn từ năm 1991 – 2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6\%, với tổng giá trị kiều hối là 80.386 triệu USD.

    Trong đó, hơn 30\% người nhận kiều hối trong 3-5 năm gần đây gửi vào ngân hàng lấy lãi, 27-30\% để đầu tư cho sản xuất dịch vụ, 20\% mua vàng và 16-17\% mua nhà đất.

    Ngoài ra, gần 16\% người tham gia khảo sát cho biết dòng tiền kiều hối chảy vào lĩnh vực kinh doanh và sản xuất, đã đóng vai trò "phao cứu sinh" cho các nhà đầu tư không thể vay vốn ngân hàng, do các quy định nghiêm ngặt về điều kiện được vay vốn. Đối với đời sống và tiêu dùng, có tới 40\% người dân đã khẳng định, kiều hối đóng vai trò quan trọng và rất quan trọng trong đời sống của họ.

    Khoảng 17\% người tham gia khảo sát cũng cho biết, tiền kiều hối chiếm đến 80\% tổng thu nhập gia đình họ.

    Theo báo cáo của CIEM, Hoa Kỳ là quốc gia chuyển tiền kiều hối về Việt Nam nhiều nhất, trong giai đoạn 2010 – 2012 chiếm tới 57\% tổng số kiều hối chính thức của cả nước. Trong cùng kỳ, các quốc gia chuyển kiều hối lớn tiếp theo là Úc (khoảng 9\% tổng giá trị cả nước), Canada (8,4\%), Đức (hơn 6\%), Campuchia (hơn 4\%) và Pháp (khoảng 4\%).

    Trong giai đoạn 2007 – 2013, nguồn vốn kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện) và lớn hơn cả vốn viện trợ chính thức ODA đã giải ngân.

    Đặc biệt, trong giai đoạn 2004 – 2006 kiều hối là nguồn vốn lớn nhất của Việt Nam. Dòng kiều hối về nước đã trải qua các giai đoạn tăng trưởng cao trong giai đoạn 2000 – 2007 và sụt giảm trong giai đoạn 2007 – 2017, với tổng mức giá trị dao động tương đương gần 8\% GDP cả nước. Ước tính, năm 2014 ước lượng kiều hối “đổ” về Việt Nam khoảng 11-12 tỷ USD.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kieu-hoi-ve-viet-nam-chu-yeu-mua-vang-va-nha-dat-a74847.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan