+Aa-
    Zalo

    Khánh thành 2 cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết vào ngày 18/6

    (ĐS&PL) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) dự kiến ngày 18/6 khánh thành thêm 2 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn I 2017 - 2020 là Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết tiếp sau các dự án Mai Sơn - Quốc lộ (QL)45 và Phan Thiết - Dầu Giây.

    Lễ khánh thành đồng loạt 2 dự án từ 2 điểm cầu kết nối trực tuyến tại tỉnh Bình Thuận và tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, điểm cầu chính là Bình Thuận tổ chức tại Km1604+700 dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (giao với QL1) thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Điểm cầu còn lại tại Km33+800 cao tốc Nha Trang - Cam Lâm thuộc địa bàn xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa.

    Hiện Bộ GTVT đang phối hợp cùng các địa phương và các đơn vị liên quan để tổ chức Lễ khánh thành 2 cao tốc này.

    vh pt
    Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

    Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết có chiều dài 100,8 km, điểm đầu tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, Bình Thuận nối tiếp với đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và điểm cuối giao với đường đi Mỹ Thạnh thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, kết nối với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Công trình có tổng mức đầu tư 10.853 tỷ đồng, được khởi công vào cuối tháng 9-2020.

    Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài 49,11 km, tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng, khởi công tháng 9/2021. Dự án do Tập đoàn Sơn Hải là nhà đầu tư, Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 100,8 km, tổng mức đầu tư 10.853 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, khởi công cuối tháng 9/2020, chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án 7.

    Để bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình khai thác, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ đạo các đơn vị chức năng  tăng cường lực lượng triển khai điều phối, hướng dẫn, nhắc nhở người tham gia giao thông thực hiện theo phương án tổ chức giao thông. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gây mất an toàn giao thông trên tuyến.

    Theo Bộ , thời gian qua, các Ban Quản lý dự án, nhà đầu tư, nhà thầu thi công và đơn vị tư vấn, cùng hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, tư vấn giám sát, công nhân, người lao động đã nêu cao tinh thần trách nhiệm cao nhất, vượt qua nhiều khó khăn, huy động mọi nguồn lực, làm việc 3 ca, 4 kíp/ngày đêm, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, với quyết tâm đưa hai dự án cán đích đúng hẹn.

    Khi hai tuyến cao tốc này đưa vào khai thác, thời gian di chuyển bằng đường bộ từ TP.HCM ra Khánh Hòa sẽ được rút ngắn đáng kể. Từ đây sẽ tạo ra những thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và phát triển các khu công nghiệp, thương mại. Các chuyên gia giao thông nhìn nhận đây là động lực phát triển kinh tế không chỉ của hai tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa mà còn cả vùng kinh tế Nam Trung Bộ, tạo động lực phát triển thị trường bất động sản, du lịch, các ngành kinh tế - xã hội.

    Nguyễn Lâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khanh-thanh-2-cao-toc-nha-trang-cam-lam-vinh-hao-phan-thiet-vao-ngay-18-6-a579279.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ GTVT lập 3 đoàn kiểm tra cao tốc Bắc – Nam

    Bộ GTVT lập 3 đoàn kiểm tra cao tốc Bắc – Nam

    Bộ GTVT quyết định lập 3 đoàn kiểm tra với các thành viên thuộc Thanh tra Bộ, Cục Quản lý đầu tư xây dựng và một số đơn vị chức năng để kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 từ khi khởi công đến nay.

    Đề án cấm xe máy vào nội đô năm 2030: Ùn tắc đâu phải chỉ do xe 2 bánh

    Đề án cấm xe máy vào nội đô năm 2030: Ùn tắc đâu phải chỉ do xe 2 bánh

    Đề án cấm xe máy vào nội đô vào năm 2030 của UBND TP.Hà Nội đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và các chuyên gia giao thông. Trong khi hạ tầng giao thông còn hạn chế, phương tiện giao thông công cộng chưa thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì câu hỏi đặt ra là cấm xe máy người dân sẽ đi lại bằng gì?