+Aa-
    Zalo

    Khám phá đại dương bí ẩn khi đêm về

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trang BBC công bố những hiện tượng kì bí của đại dương chỉ có thể được khám phá khi màn đêm buông xuống.

    Trang BBC đưa tin về những hiện tượng kì bí của đại dương chỉ có thể được khám phá khi màn đêm buông xuống.

    Mặt biển phát sáng lung linh

    Vùng biển phát sáng lung linh, huyền bí. Ảnh: Naturepl.com/DougPerrine/BBC

    Khi màn đêm buông xuống, loài sinh vật phù du “Dinoflagellates” hay còn gọi là “Song chiên tảo” cùng nhau tạo ra từng đợt sóng phát sáng, lấp lánh rực rỡ cả một vùng. Hiện tượng này được đặt tên là phát quang sinh học “Bioluminescence” và chỉ xảy ra vào buổi tối.

    Song chiên tảo là nguồn phát quang sinh học phổ biến nhất và cũng từng được ghi nhận ở rất nhiều đại dương trên thế giới, điển hình là ở Puuerto Rico và Jamica. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng là do quần thể song chiên tảo diễn ra quá nhanh mà có.

    Hiện tượng song chiên tảo. Ảnh: Naturepl.com/Martin Dohrn/BBC.

    Ngoài song chiên tảo, các vi khuẩn huỳnh quang tích lũy trong thời gian dài trên bề mặt đại dương cũng có thể tạo ra những dòng nước phát sáng liên tục và kéo dài như dải ngân hà. Hiện tượng này có tên là Milky sea, rất rất hiếm gặp. Từ trước đến nay mới chỉ xảy ra 1 lần trên Ấn Độ Dương vào năm 1915.

    Hiện tượng Milky sea cực kì hiếm gặp, mới chỉ xảy ra 1 lần trên Ấn Độ Dương vào năm 1915. Ảnh: BBC.

    Những con vật dưới lòng đại dương cũng phát sáng lạ kì

    Nhiều loài vật như cá, mực, cùng một số loài nhuyễn thể khác nổi bật giữa lòng biển khơi sâu thẳm khi phát quang và tỏa sáng rực rỡ. Nguồn ánh sáng huyền bí này không chỉ giúp chúng tìm thức ăn, giao tiếp, ngụy trang phòng vệ và thu hút con mồi, mà còn khiến đại dương trở lên huyền ảo và thu hút đến vô cùng.

    Loài mực có khả năng phát quang. Ảnh: Naturepl.com/Jurgen Freund/BBC.

    Những sinh vật bỗng trở nên “khác lạ” mỗi khi đêm về

    Không giống những loài sinh vật phát sáng huyền ảo kia, nhiều loài vật biển hoạt động vào ban đêm lại mang trong mình vẻ hung dữ của những kẻ săn mồi.

    Mực ống Humdoldt. Ảnh: Naturepl.com/Franco Banfi/BBC.

    Ban ngày, chúng ẩn nấp dưới vùng nước sâu, tránh trở thành mồi của những loài ăn thịt lớn hơn, dữ tợn hơn. Khi màn đêm buông xuống chúng mới bơi lên bề mặt tìm thức ăn.

    Mực ống Humdoldt là 1 ví dụ điển hình. Sở dĩ chúng được gọi là “quỷ đỏ” là do chúng có khả năng thay đổi màu sắc, dễ chuyển sang màu đỏ tươi khi bị kích động. Loài “quỷ” này sẽ dùng tất cả những xúc tu của mình để săn và nghiền nát con mồi.

    Ánh trăng “chủ trì” bữa tiệc “ân ái” trong lòng đại dương

    Tế bào trứng và tinh trùng khi được giải phóng, sẽ di chuyển cùng lúc để tạo hình dạng san hô, trước khi phân tán lúc thụ tinh. Ảnh: Naturepl.com/Jurgen Freund/BBC.

    Tiến sĩ Oren Levy, nhà nhà sinh thái học tại Đại học Bar-Ilan, Isarel đã tiết lộ sự kiện sinh sản hiếm thấy nhất của giới tự nhiên khi trăng bắt đầu xuất hiện. Ông nói rằng ánh trăng như chiếc đồng hồ báo thức cho tất cả các loài san hô dưới biển cùng nhau “ân ái”, giải phóng trứng và tinh trùng vào trong nước cùng 1 lúc nhằm đạt được hiệu quả sinh sản tối ưu.

    Ánh trăng đôi khi là điềm báo cho sự nguy hiểm

    Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng vào những đêm trăng tròn, nhiều loài vật biển có nhiều nguy cơ bị cá mập ăn thịt hơn. Bởi lẽ, ánh trăng phản chiếu vào nước sẽ giúp những loài săn mồi ẩn nấp bên dưới nhìn rõ, tiêu diệt con mồi dễ dàng hơn

    HẢI ANH(Theo CNN Travel/ BBC/ The NewYork Time)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kham-pha-dai-duong-bi-an-khi-dem-ve-a219243.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan