+Aa-
    Zalo

    “Kẻ thù” của đột quỵ nhưng lại là món “khoái khẩu” của đấng mày râu

    (ĐS&PL) - Một số loại đồ uống quen thuộc được nhiều người ưa chuộng, nhưng chúng lại tiềm ẩn nhiều tác hại cho sức khỏe, nhất là dễ dẫn đến đột quỵ.

    Tạp chí Tri thức dẫn nguồn một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch châu Âu năm 2015 cho thấy nước tăng lực có hàm lượng caffein cao, dẫn tới một số tình trạng bất lợi cho sức khỏe như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột tử.

    Caffein được xem là chất giúp tỉnh táo, an toàn, song hàm lượng này trong nước tăng lực khá lớn. Đặc biệt, theo bác sĩ Rula Hajj-Ali, Cleveland Clinic, nước tăng lực còn chứa nhiều chất kích thích khác. Nếu uống quá nhiều loại nước này có thể dẫn tới hiện tượng nhịp tim nhanh. Đây là “sát thủ” gây tử vong nhiều bậc nhất tại Anh và thế giới.

    Nước tăng lực có hàm lượng caffein cao, dẫn tới một số tình trạng bất lợi cho sức khỏe như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột tử. Ảnh minh họa

    Nước tăng lực có hàm lượng caffein cao, dẫn tới một số tình trạng bất lợi cho sức khỏe như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột tử. Ảnh minh họa

    “Đã có nhiều trường hợp uống nước tăng lực trong thời gian dài phải nhập viện vì đột quỵ. Họ đều là những người trẻ, khỏe mạnh ở độ tuổi 30 hoặc 40”, bác sĩ Ali nói thêm.

    Một nghiên cứu khác từ Đại học Texas, Mỹ, chỉ ra nước tăng lực còn gây ra nhiều vấn đề về tim khi chúng làm thu hẹp mạch máu của bạn. Động mạch bị thu hẹp dễ bị tắc nghẽn – nguyên nhân hàng đầu gây đau tim, đột quỵ.

    Tiến sĩ John Higgins, Đại học Texas, cho biết caffein, taurine, đường và các thành phần thảo dược khác làm hỏng lớp niêm mạc của động mạch, tĩnh mạch. Trong khi đó, một nghiên cứu khác phát hiện loại đồ uống này có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, co giật.

    Ngoài nước tăng lực, nước ngọt có ga cũng là thức uống gây nhiều rủi ro với sức khoẻ. Báo VietNamNet dẫn lời bác sĩ Xand van Tulleken chia sẻ trên BBC Morning Live cho biết, số liệu thống kê cho thấy nguy cơ đột quỵ với những người tiêu thụ đồ uống có ga đang tăng lên, đặc biệt khi tuổi cao.

    Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) giải thích: "Đột quỵ là khi máu ngừng chảy đến một phần não của bạn. Tình trạng nguy cấp đó có thể ảnh hưởng đến giao tiếp, vận động và mất nhiều thời gian để phục hồi”.

    Vị bác sĩ giải thích, mức độ mong manh của động mạch và các yếu tố nguy cơ gây tổn thương động mạch có thể dẫn tới đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm hút thuốc, uống rượu, huyết áp không ổn định, mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao, tăng lượng thực phẩm siêu chế biến, dùng đồ uống có ga, không tập thể dục.

    Ông nói thêm, đồ uống có ga liên quan đến nguy cơ cao. Vì vậy, nếu bạn thích tiêu thụ loại nước này, bạn nên giảm lượng sử dụng.

    8 thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa đột quỵ

    Tiến sĩ Manish Gupta, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Jaypee (Noida- Ấn Độ) cho biết, lối sống lành mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ mà còn có lợi giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.

     Ăn uống lành mạnh

    Ngoài việc giữ cho thân hình đẹp, khỏe mạnh, có thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp bảo vệ cơ thể theo nhiều cách.

    Ví dụ, tiêu thụ một chế độ ăn uống nhiều chất xơ và đồ tươi sống, hạn chế muối, chất béo… có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.

    Tiếp tục vận động

    Tập thể dục giúp giải tỏa stress, căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol xấu, tăng tuần hoàn máu; làm giảm các yếu tố nguy cơ như béo phì, huyết áp cao, xơ vữa động mạch… Do đó, làm giảm nguy cơ đột quỵ não và khiến bạn cảm thấy khỏe và đẹp hơn.

    Hãy chọn bất kỳ hoạt động thể chất nào, nhưng nhớ tập phải đều đặn hằng ngày.

    Tránh hút thuốc

    Khả năng bạn bị đột quỵ não gây tử vong sẽ tăng lên khi bạn hút thuốc nhiều hơn.

    Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Với những bệnh nhân đã có xơ vữa động mạch, thuốc lá sẽ thúc đẩy quá trình này mạnh mẽ hơn… Đây là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh đột quỵ

    Duy trì kiểm soát huyết áp

    Huyết áp cao có thể làm hỏng động mạch. Điều này do áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương tim, làm hỏng thành mạch máu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và tạo điều kiện hình thành cục máu đông trong mạch máu não. Đây là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

    Do đó, cần kiểm soát huyết áp như: Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên; duy trì cân nặng hợp lý; thể dục thường xuyên; có chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, giảm muối, hạn chế uống rượu và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ…

    Hạn chế uống rượu

    Nồng độ cồn cao có thể nhanh chóng làm tăng huyết áp lên mức cao hơn. Ảnh minh họa

    Nồng độ cồn cao có thể nhanh chóng làm tăng huyết áp lên mức cao hơn. Ảnh minh họa

    Bạn nên tiết chế việc sử dụng rượu vì rượu làm tăng huyết áp, góp phần đáng kể vào đột quỵ. Ngoài ra, nồng độ cồn cao có thể nhanh chóng làm tăng huyết áp lên mức cao hơn.

    Kiểm soát cholesterol

    Những người có cholesterol cao dễ bị đột quỵ vì lượng cholesterol dư thừa có thể đi đến các động mạch của cơ thể, khiến động mạch bị thu hẹp và tăng nguy cơ đột quỵ.

    Thực hiện lối sống lành mạnh có thể làm giảm cholesterol giúp ngăn ngừa đột quỵ.

    Quản lý tốt bệnh tiểu đường

    Lượng đường cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao và béo phì… là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ.

    Do đó, cần kiểm tra theo dõi đường máu thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ và thực hiện lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh.

    Tránh căng thẳng, stress

    Stress hay căng thẳng là phản ứng có lợi của cơ thể, để bảo vệ với những kích ứng nào đó. Tuy nhiên căng thẳng mãn tính, stress kéo dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    Stress cũng có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ như huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim… Tất cả những điều này là yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ.

    Vì vậy, hãy kiểm soát tốt căng thẳng, stress nếu chúng xảy ra. Đối với những người bị trầm cảm, cần trao đổi với bác sĩ để được ứng phó thích hợp, thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ke-thu-cua-ot-quy-nhung-lai-la-mon-khoai-khau-cua-ang-may-rau-a495486.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan