+Aa-
    Zalo

    Hy hữu: Thiếu nữ 19 tuổi phải nhập viện sau khi nhổ sợi lông mọc ngược

    (ĐS&PL) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa tiếp một nữ bệnh nhân nhập viện sau khi nhổ sợi lông mọc ngược trên ngón chân.

    Vietnamnet dẫn lời Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương (Hà Nội) cho biết các bác sĩ vừa tiếp nhận một ca bệnh hy hữu. 

    Đó là nữ bệnh nhân N.P.T (19 tuổi, trú tại Hà Nội) vào khám trong tình trạng chân trái bệnh nhân bị tấy đỏ, đầu ngón chân cái mưng mủ, sốt cao trên 39 độ C.

    Theo lời bệnh nhân, cô thấy trên ngón chân cái có sợi lông mọc ngược nên “ngứa mắt” nhổ đi. Vài tiếng sau, T. thấy ngón chân cái sưng nề. Một ngày sau, vùng này tiếp tục sưng to và có mủ trắng, bàn chân từ cổ chân đến mắt cá cũng đỏ tấy. T. thấy cơ thể sốt lúc nóng hừng hực, lúc rét đắp chăn bông vẫn run nên cô đã vội vàng vào viện. 

    thieu nu 19 tuoi phai nhap vien sau khi nho soi long moc nguoc
    Hình ảnh ngón chân của thiếu nữ sau khi nhổ sợi lông mọc ngược. Ảnh: Vietnamnet

    Bác sĩ Thiệu điều trị cho T. chia sẻ việc nhổ bỏ sợi lông đã tạo đường xâm nhập cho vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng. Ông cho biết nhiễm khuẩn tụ cầu là một loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn thuộc họ Streptococcus gây ra. Có nhiều loại vi khuẩn thuộc họ Streptococcus có thể gây nhiễm khuẩn ở con người.

    Nhiễm khuẩn tụ cầu thường lây lan qua việc tiếp xúc với các giọt bắn, hắt hơi hoặc tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh. Tụ cầu vàng trên da cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở dù nhỏ xíu. Khi bệnh nhân nhổ lông đã tạo tổn thương ở trên da và vi kkhuẩn đã xâm nhập gây viêm mô bào toàn chân.

    Việc nhổ bỏ sợi lông được bác sĩ Thiệu so sánh giống như việc gây tổn thương lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Qua đó, vi khuẩn tụ cầu sẽ xâm nhập và gây viêm mô bào toàn bộ bàn chân trái của bệnh nhân. Khi vào  viện, bác sĩ đã chỉ định điều trị kháng sinh cho viêm cầu, liên cầu và tụ cầu. Dự kiến, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

    Nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên, có một số nhóm người và đối tượng có nguy cơ cao hơn do các yếu tố đặc biệt.

    Trẻ em là nhóm đối tượng đầu tiên, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là độ tuổi thường có hệ miễn dịch yếu hơn, dễ bị nhiễm khuẩn.

    Người cao tuổi cũng thuộc nhóm người nguy cơ cao do hệ miễn dịch đã suy yếu. Tuổi cao kèm theo các vấn đề sức khỏe khác chính là "điều kiện thuận lợi" để vi khuẩn tấn công.

    Nhiều nhóm đối tượng khác cũng cần chú ý như người sống trong môi trường không hợp vệ sinh, không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ. Nhân viên y tế, người có tiếp xúc với động vật cũng không thể chủ quan.

    Nhằm hạn chế việc bị nhiễm khuẩn, BS Thiệu khuyến cáo người dân cần tuân thủ các biện pháp sau:

    - Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch ít nhất trong 20 giây. Sử dụng chất khử trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có xà phòng và nước.

    - Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa vệ sinh tay.

    - Đảm bảo sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với động vật và môi trường hoang dã.

    - Tiêm phòng đầy đủ, chủng ngừa theo lịch và kiểm tra sức khỏe đều đặn. Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sạch sẽ, thông tin từ Dân Trí.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hy-huu-thieu-nu-19-tuoi-phai-nhap-vien-sau-khi-nho-soi-long-moc-nguoc-a583778.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thiếu niên 16 tuổi nhập viện cấp cứu do nghi nhiễm xoắn khuẩn vàng da

    Thiếu niên 16 tuổi nhập viện cấp cứu do nghi nhiễm xoắn khuẩn vàng da

    Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) cấp cứu thành công cho bệnh nhân 16 tuổi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, chậm chạp, da vàng đậm, niêm mạc nhợt, đau đầu nhiều, đau nhức mỏi bắp chân, đau bụng thượng vị, buồn nôn, đau tức ngực, khó thở... Bệnh nhân được chẩn đoán nghi nhiễm xoắn khuẩn Leptospira (xoắn khuẩn vàng da) có nguy cơ tử vong cao.