+Aa-
    Zalo

    Hướng dẫn cách tra cứu mã định danh đơn giản nhất

    (ĐS&PL) - Mã định danh cá nhân là dãy số nằm trên CCCD, được cấp 1 lần duy nhất cho mỗi công dân. Vậy với trường hợp chưa có CCCD thì tra cứu mã định danh như thế nào?

    Mã số định danh cá nhân là gì?

    Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định rõmã số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số. Các số này có ý nghĩa như sau:

    • 3 chữ số đầu tiên quy định là mã tỉnh, thành phố nơi công dân đăng ký khai sinh. Mỗi tỉnh, tỉnh thành sẽ có mã số khác nhau gồm 3 chữ số (ví dụ: TP Hà Nội là 001, Hải Phòng là 031...).
    • 1 chữ số tiếp theo sẽ là mã giới tính của mỗi công dân. Cụ thể, với người sinh trong thế kỷ 20, giới tính nam là số 0 và nữ là số 1. Với người sinh ở thế kỷ 21, giới tính nam là 2 và nữ là 3.
    • 2 chữ số tiếp là mã năm sinh (viết tắt 2 số cuối) của công dân.
    • 6 số cuối là số ngẫu nhiên cấp cho từng công dân và sẽ không trùng lặp

    Từ khi sinh ra, mỗi công dân sẽ được Bộ Công an cấp dãy mã số định danh để xác định nhân thân. Mã định danh là duy nhất sẽ gắn liền với mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi và giống nhau.

    Hướng dẫn cách tra cứu mã định danh đơn giản nhất. Ảnh minh họa.

    Hướng dẫn cách tra cứu mã định danh đơn giản nhất. Ảnh minh họa.

    Tra cứu mã số định danh trên thẻ CCCD gắn chíp

    Khi công dân đủ tuổi sẽ được cấp CCCD theo quy định pháp luật, số định danh cá nhân chính là dãy số gồm 12 chữ số trên CCCD gắp chíp.

    Tra cứu mã số định danh cá nhân thông qua app VNeID

    VNeID là tài khoản định danh điện tử được cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên. Trong đó, số định danh cá nhân là nội dung trong tài khoản định danh điện tử mức độ 1.

    Tuy nhiên, tài khoản định danh điện tử sẽ chỉ được áp dụng với công dân đã có thẻ CCCD gắn chip. Nếu chưa có

    Tra cứu mã số định danh trên thẻ CCCD gắn chípKhi công dân đủ tuổi sẽ được cấp CCCD theo quy định pháp luật, số định danh cá nhân chính là dãy số gồm 12 chữ số trên CCCD gắp chíp.

    Tra cứu mã số định danh cá nhân thông qua ứng dụng VNeIDVNeID là tài khoản định danh điện tử được cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên. Trong đó, số định danh cá nhân là nội dung trong tài khoản định danh điện tử mức độ 1.

    Tuy nhiên, tài khoản định danh điện tử chỉ được áp dụng với công dân đã có thẻ CCCD gắn chip. Do đó, khi công dân từ đủ 14 tuổi trở lên phải làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip thì mới có thể lấy số định danh cá nhân thông qua ứng dụng VNeID.

    Tra cứu trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

    Đây là các được áp dụng với người chưa làm CCCD gắn chip.

    Bước 1: Người dân dùng thiết bị có kết nối Internet truy cập vào trang web Cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ:

    https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/

    Bước 2: Tiến hành các bước đăng nhập: 

    • Đầu tiên phải chọn loại tài khoản muốn đăng nhập.
    • Thực hiện đăng nhập. Trường hợp chưa có tài khoản thì phải Đăng ký tài khoản

    Bước 3: Nhấn chọn vào phần “Lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú”

    Bước 4: Chọn tiếp phần “Thông báo lưu trú”

    Bước 5: Nhận kết quả mã số định danh của cá nhân

    B.A

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/huong-dan-cach-tra-cuu-ma-inh-danh-on-gian-nhat-a410166.html
    Thu thập ADN để làm Căn cước từ 1/7 như thế nào?

    Thu thập ADN để làm Căn cước từ 1/7 như thế nào?

    Khi Luật Căn cước có hiệu lực, sẽ có một số thay đổi lớn trong quá trình cấp thẻ căn cước. Theo đó, một số nội dung ghi trên thẻ sẽ được lược bỏ, thay vào đó, trong một số trường hợp sẽ phải cung cấp thông tin sinh trắc trong quá trình cấp thẻ căn cước.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thu thập ADN để làm Căn cước từ 1/7 như thế nào?

    Thu thập ADN để làm Căn cước từ 1/7 như thế nào?

    Khi Luật Căn cước có hiệu lực, sẽ có một số thay đổi lớn trong quá trình cấp thẻ căn cước. Theo đó, một số nội dung ghi trên thẻ sẽ được lược bỏ, thay vào đó, trong một số trường hợp sẽ phải cung cấp thông tin sinh trắc trong quá trình cấp thẻ căn cước.

    Từ 1/7, căn cước điện tử bị khóa khi nào?

    Từ 1/7, căn cước điện tử bị khóa khi nào?

    Căn cước điện tử bị khóa khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa, khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia...

    Từ 1/7, công dân trên 60 đã đổi thẻ CCCD, có phải đổi thẻ Căn cước?

    Từ 1/7, công dân trên 60 đã đổi thẻ CCCD, có phải đổi thẻ Căn cước?

    Theo quy định hiện hành, công dân 60 tuổi sẽ phải đổi thẻ CCCD, đây là mốc tuổi cuối cùng phải đổi thẻ theo quy định. Vậy nhiều người dân thắc mắc là trong trường hợp công dân đã đổi thẻ CCCD ở tuổi này thì khi Luật Căn cước có hiệu lực thì cần phải đổi sang thẻ Căn cước không?