(ĐS&PL) – “Ban tổ chức Hội Lim kiên quyết nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ ngả nón nhận tiền, bán trầu cánh phượng, hát nhạc mới…”
Năm nay, Hội Lim (Bắc Ninh) được diễn ra trong 2 ngày, mồng 2 và 3/3 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Ất Mùi) tại thị trấn Lim, xã Nội Duệ, xã Liên Bảo, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Theo ban tổ chức thì phần hội diễn ra vào sáng nay 12 tháng Giêng, năm Ất Mùi và phần lễ, từ 7 giờ 30 phút, ngày 13 tháng Giêng.
Hội Lim được tổ chức hằng năm thu hút rất đông du khách |
|
Lễ hội sẽ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, phần tế lễ diễn ra tại khu vực lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn. Phần hội bao gồm các trò chơi dân gian như: vật truyền thống, đập niêu, tổ tôm điếm, đánh đu, các hoạt động hát quan họ…
Hoạt động hát quan họ được diễn ra tại 5 lần và trên sân khấu chính của lễ hội, hát quan họ tại cửa đình, cửa chùa, dưới thuyền tại 10 làng thuộc 3 xã xung quanh đồi Lim, những người tham gia hát là các nghệ nhân câu lạc bộ từ các làng quan họ gốc…
Liền anh, liền chị mặc áo the, khăn xếp hát đối trên thuyền là nét đặc sắc ở Hội Lim |
|
Ban tổ chức quan tâm ưu tiên các hoạt động như hát quan họ tại cửa đình, cửa chùa, hát quan họ dưới thuyền: Ở các làng Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông, Đình Cả, Lộ Bao, Duệ Khánh… Tổ chức hát quan họ tại các gia đình nghệ nhân: Ở các làng Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông – thị trấn Lim; làng Bái Uyên – xã Liên Bão; làng Đình Cả, Lộ Bao xã Nội Duệ…
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cũng đưa ra một số yêu cầu đối với Ban tổ chức Lễ hội Lim kiên quyết nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ “ngả nón nhận tiền”. Tại các lán trại chỉ được phép hát giao lưu quan họ, khuyến khích dùng nhạc cụ dân tộc, nghiêm cấm hát nhảy đồng, sử dụng âm thanh loa máy có công suất lớn; không để các trường hợp đổi tiền lẻ, ăn mày, ăn xin trong hội gây ảnh hưởng không gian lễ hội. Cấm các trò chơi điện tử, xiếc mô tô bay, quảng cáo và các trò chơi khác gây ảnh hưởng tới không gian lễ hội.Buổi tối trong dịp lễ hội, tổ chức giao lưu, hát đối đáp quan họ tại các lán trại quan họ và trên sân khấu phục vụ du khách. Biểu diễn văn nghệ do Trung tâm văn hóa – Thể thao huyện Tiên Du biểu diễn tại sân khấu chính của Lễ hội.
Lực lượng Công an, Y tế được huy động phối hợp với các cơ quan chức năng của mình tại vùng diễn ra lễ, hội.
Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi trong truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các là quê vùng Lim.
Đây là lễ hội lớn nhất của vùng Kinh Bắc, những hoạt động phong phú của lễ hội phản ánh nội dung và tầm cớ văn hóa dân gian Kinh Bắc. Lễ hội gần như hội đủ các hoạt động như văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng tâm linh và các lễ hội vùng quê Kinh Bắc.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-lim-btc-nghiem-cam-hinh-thuc-nga-non-nhan-tien-a85538.html