+Aa-
    Zalo

    Hoãn xử phúc thẩm kẻ giết người trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phiên tòa xét xử Nguyễn Thọ - hung thủ thực sự trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén được mở ra ít phút nhưng chủ tọa đã phải tuyên bố hoãn vì cho rằng nội dung phức tạp, vụ án k

    Phiên tòa xét xử Nguyễn Thọ - hung thủ thực sự trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén được mở ra ít phút nhưng chủ tọa đã phải tuyên bố hoãn vì cho rằng vụ án kéo dài, phức tạp cần có thêm thời gian để nghiên cứu hồ sơ.

    Báo Dân trí đưa tin, 8h45 ngày 20/2 phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thọ (SN 1975 tại Bình Thuận) - hung thủ giết người khiến ông Huỳnh Văn Nén bị tù oan bắt đầu, chủ tọa phiên tòa thẩm phán cao cấp Nguyễn Hữu Ba đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Tuy nhiên, do tính chất vụ án kéo dài phức tạp nên HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa để tiếp tục nghiên cứu hồ sơ.

    Cũng theo báo Dân trí, trước đó, tháng 8/2016, TAND tỉnh Bình Thuận đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Thọ 20 năm tù về tội ‘giết người’, 3 năm tù về tội ‘cướp tài sản’, tổng hình phạt bị cáo Thọ phải chấp nhận là 20 năm tù (theo bộ luật hình sự năm 1995 tù có thời hạn không quá 20 năm tù); đồng thời, buộc bị cáo Thọ bồi thường 124 triệu đồng tổn thất tinh thần và mai táng phí cho đại diện gia đình bị hại. Còn về Hồ Thanh Việt, do qua đời đã lâu và ngoài lời khai của bị cáo không có căn cứ nào khác nên HĐXX không cho rằng không có căn cứ để xem xét.

    Không đồng tình với bản án sơ thẩm, gia đình bị hại đã kháng cáo toàn bộ bản án. Theo bà Phạm Thị Hồng, người đại diện hợp pháp gia đình bị hại, mức án 20 năm tù mà TAND tỉnh Bình Thuận tuyên phạt bị cáo Thọ là quá nhẹ chưa tương xứng với mức độ hành vi mà Thọ đã gây ra.

    Bị cáo Nguyễn Thọ tại tòa - Ảnh: Người đưa tin

    Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm lần này đại diện gia đình bị hại đề nghị TAND cấp cao tại TP HCM xử bị cáo Thọ mức án tử hình về hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Đồng thời bà Hồng cũng cho biết thêm gia đình bà không đồng ý phần dân sự mà bản án sơ thẩm đã tuyên, tại phiên tòa phúc thẩm đề nghị tòa phúc thẩm tăng số tiền bồi thường tổn thất tinh thần và mai tang phí lên 640,9 triệu đồng.

    Cùng đưa tin về vụ việc, thông tin thêm trên báo Tri thức trực tuyến, sáng cùng ngày, ông Nén cũng tới TAND tỉnh Bình Thuận xong không vào dự phiên tòa. Ông Nén cho rằng không muốn quay lại nơi đã khiến mình bị ám ảnh trong suốt nhiều năm qua.

    Cũng theo báo Tri thức trực tuyến, bản thân "người tù thế kỷ" cho rằng mức án 20 năm tù đối với Thọ là xứng đáng. Một lần nữa người đàn ông từng mang tội oan khẳng định: "Người khiến tôi bị oan sai là các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận chứ không phải Thọ".

    Báo Tuổi trẻ trích dẫn cáo trạng thể hiện, khoảng 22h30 ngày 23/4/1998, do biết bà Bông và con gái là chị Phạm Thị Hồng thường không ở nhà nên Thọ và Việt rủ nhau đến nhà bà Bông phục sẵn, với mục đích cướp giật sợi dây chuyền bằng vàng mà chị Hồng hay đeo trên cổ.

    Đề phòng trường trường hợp chị Hồng chống cự, Thọ và Việt đã ra giếng nước phía sau nhà bà Bông cắt 1 đoạn dây dù dài khoảng 90cm để trói chị Hồng.

    Trong khi chờ chị Hồng về, Thọ và Việt thấy cửa nhà không khóa nên đã vào nhà chính định lấy đầu máy video nhưng không ngờ bà Bông đã về nhà từ trước và đang nằm trên giường.

    Phát hiện có người lạ, bà Bông ngồi dậy thì bị Thọ nhào đến bịt miệng, đè ngã trên giường rồi dùng sợi dây dù chặn ngang cổ rồi cả hai cùng xiết mạnh khiến bà Bông bất tỉnh và tử vong sau đó.

    Thọ và Việt lấy 1 chiếc nhẫn vàng 24k trọng lượng 1 chỉ mà bà Bông đang đeo trên ngón áp út tay trái rồi bỏ trốn.

    Sau khi gây án, Thọ gặp anh Trần Văn Sáng - trưởng Công an xã Tân Minh và nghĩ đã bị lộ nên đem bán chiếc nhẫn vàng ngày 24/4/1998 lấy tiền bỏ trốn.

    Quá trình bỏ trốn qua nhiều địa phương khác nhau Thọ đã thay tên đổi họ và đến ngày 10/10/2015, đã đầu thú với cơ quan điều tra về hành vi phạm tội của mình. Còn Hồ Thanh Việt đã chết ngày 26/7/2011.

    Điều 93. Tội giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009)

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a)  Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

    n)  Có tính chất côn đồ;

    o)  Có tổ chức;

    p)  Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 133. Tội cướp tài sản

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoan-xu-phuc-tham-ke-giet-nguoi-trong-vu-an-oan-huynh-van-nen-a181533.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan