+Aa-
    Zalo

    Hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

    (ĐSPL) - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

    [mecloud]OwhXMMslII[/mecloud]

    Chuẩn bị hồ sơ

    (Quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP)

    Thành phần hồ sơ:

    Thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

    Nội dung Thông báo bao gồm:

    a) Mã số doanh nghiệp;

    b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);

    c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

    d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

    đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

    e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Hồ sơ, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

    Lưu ý: Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

    Mẫu Thông báo lập địa điểm kinh doanh được quy định tại Phụ lục II­8 Thông tư số 01/2013/TT­BKHĐT.

    Nộp hồ sơ

    (Quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP và Phụ lục "Biểu mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp" tại Thông tư số 176/2013/TT­BKHĐT)

    Phương án nộp hồ sơ

    ­ Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

    ­ Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Xem Tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử).

    Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)

    Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

    Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Phòng ĐKKD).

    ­ Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng ĐKKD cấp tỉnh, thành phố nơi địa điểm kinh doanh hoạt động.

    ­ Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng.

    Bước 3: Phòng ĐKKD kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

    Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh, sau đó ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp.

    Lưu ý: Phòng ĐKKD trao Giấy biên nhận hồ sơ khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp về việc thông báo thành lập địa điểm kinh doanh, trên Giấy biên nhận ghi rõ thời gian hẹn trả kết quả cho doanh nghiệp.

    Nhận kết quả

    (Quy định tại Khoản 4 Điều 25, Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP, Điều 30 và Điều 31 Thông tư số 01/2013/TT­BKHĐT)

    I. Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:

    1. Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Phòng ĐKKD:

    ­ Doanh nghiệp nhận Thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ từ Phòng ĐKKD.

    ­ Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo yêu cầu bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng ĐKKD.

    2. Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký qua mạng:

    ­ Phòng ĐKKD gửi Thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ tới tài khoản khai hồ sơ qua mạng của doanh nghiệp (mục danh sách các thông báo từ cơ quan đăng ký kinh doanh).

    ­ Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo yêu cầu bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử

    II. Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:

    ­ Đối với hồ sơ nộp trực tiếp: Phòng ĐKKD ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp. Đến ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD trao GCN ĐKDN mới cho doanh nghiệp chủ quản.

    ­ Đối với hồ sơ nộp qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng: Doanh nghiệp có thể nhận trực tiếp GCN ĐKDN tại Phòng ĐKKD hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.

    ­ Đối với hồ sơ nộp qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh: Phòng ĐKKD gửi Thông báo bằng email tới người nộp hồ sơ về việc hồ sơ đăng ký qua mạng đã hợp lệ, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc hồ sơ được chấp thuận mà Phòng ĐKKD không nhận được hồ sơ bằng bản giấy của doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

    Luật gia Vũ Ngọc Bằng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ho-so-thu-tuc-thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh-a98326.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.