+Aa-
    Zalo

    “Hình nhân thế mạng” và đường dây làm bài thi thuê trực tuyến

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tại nhiều trường khác, L. còn được thuê mang điện thoại vào phòng thi, ngồi online qua mạng Zalo, Facebook, gửi đề thi ra.

    (ĐSPL) - Ngoài hình thức trực tiếp vào phòng thi làm bài tiếng Anh cho người thuê thông qua trùm môi giới trong trường ĐH KD&CN HN, với các môn khác, tại nhiều trường khác, L. còn được thuê mang điện thoại vào phòng thi, ngồi online qua mạng Zalo, Facebook, gửi đề thi ra. Các đối tượng ở ngoài sẽ thuê người làm, sau đó gửi lại đáp án cho người thi ở bên trong chép lại.

    Những bí mật dần hé lộ

    Người đầu tiên sử dụng facebook nhờ L. thi thuê trực tuyến là Facebook: Vũ Văn N.. Khoảng 20h34 ngày 1/12/2013, vừa dùng bữa tối cùng mấy cô bạn cùng phòng xong, lướt qua Facebook của mình, L. nhận được dòng tin khá vồn vã, yêu cầu làm giúp đề thi N. vừa gửi qua Facebook.

    Không để L. kịp có ý kiến, "vị khách" nhờ vả nói luôn "làm xong, bao tiền cũng được". Cảm nhận được sự cấp bách của 'khách", không mảy may nghi ngờ, L. bắt tay vào làm ngay khi nhận được ảnh đề bài. Chừng 30 phút, L. hoàn thiện toàn bộ bài thi và gửi qua Facebook. Ngay sáng hôm sau, "vị khách" này liên hệ với L., trả số tiền cùng lời cảm ơn. Qua cuộc trao đổi vội, N. giới thiệu mình đang là sinh viên năm thứ 3 đại học Xây dựng. Môn thi vừa nhờ L. là thi cuối kỳ tiếng Anh chuyên ngành mình đang theo.

    Một vụ thi qua Face giữa tôi và đầu cò mồi trên Facebook.

    Từ ngày đó, họa hoằn lắm, L. mới có mối nhờ thi thuê kiểu này. Nhưng đến thời gian gần đây, Nguyễn Thị L.H.. dùng Facebook là Béo Tròn Xinh Xinh một "bà trùm" trong giới học hộ - thi thuê liên tiếp nhờ L. có mặt làm bài qua dịch vụ này. Tối 8/10/2014, Nguyễn Thị L.H. dùng Facebook là Béo Tròn Xinh Xinh liên hệ với L. qua Facebook và đề nghị 5h chiều 9/10 có mặt tại trường ĐH KD&CN HN để thi môn Phân tích hoạt động KD Ngân hàng Thương mại.

    Ban đầu, L. ngạc nhiên và từ chối vì không học môn này, nên không có kiến thức, nhưng L.H. nói, chỉ cần chụp ảnh đề bài, gửi ra ngoài, sẽ có người giải và gửi đáp án vào qua Zalo. Chưa hiểu rõ vấn đề, L. liền hỏi L.H.: "Sao bạn không tự vào thi cho người ta?", thì L.H. trả lời: "Tớ phải làm cho nhiều người cùng một lúc, cậu cứ vào đó ngồi và chỉ cần chép là xong". Về mặt thù lao, L.H. thỏa thuận sẽ trả cho L. 100.000 đồng, bởi vì L. không trực tiếp làm bài mà là chỉ là người... đi chép.

    Lo lắng sẽ bị phát hiện, L. hỏi thẳng L.H.: "Lấy điện thoại ra chép như vậy có sợ bị phát hiện không?", L.H. trả lời chắc chắn: "Giám thị sẽ tạo điều kiện cho mình, miễn sao đừng lộ liễu quá. Các sinh viên khác cũng làm thế mà, không sao đâu". Thấy yên tâm, buổi trưa hôm đó, L. liền liên hệ với anh bạn cùng quê mượn chiếc điện thoại iPhone 5 trong vòng 2 giờ để dễ bề "làm việc".

    Đúng hẹn, 17h chiều, L. có mặt tại căng tin tầng 1 nhà B để gặp L.H. Tại đó, L.H. và chồng đưa cho L. thẻ sinh viên giả của bạn tên Trần Thị Th., lớp Thanh Toán và bảo L. phòng thi là B103. Nhìn quanh phòng thi một lượt, L. gặp vài khuôn mặt thân quen trong giới thi thuê được L.H. thuê vào đây, nên chắc chắn, L. không phải là người duy nhất giả mạo vào thi trong phòng đó. Vẫn những phòng thi như vậy và vẫn có những thiết bị hiện đại xung quanh phòng, nhưng L. vào phòng không có bất kỳ thủ tục nào như kiểm tra thẻ, quét vân tay, đọc tên thí sinh. Thậm chí, L. còn được mang theo cả túi xách để bên mình.

    Ngay sau khi phát đề, L. nhanh chóng chụp ảnh và gửi cho L.H. qua Zalo. Đề thi có 2 mặt, L. vừa gửi xong mặt đầu tiên thì L.H. đã nhắn lại rằng: "Tớ có đề đây rồi, không cần chụp nữa”. Sau đó, L. lấy đề và giấy nháp đè lên điện thoại, ngồi giả vờ ghi chép, chờ đợi L.H. nhắn lại đáp án và chép. Giám thị là một giáo viên trẻ nhưng mặt rất nghiêm nghị, liên tục đi lại trong phòng thi, khiến cho không chỉ L. mà các bạn khác cũng thấy chân tay ngứa ngáy vì không mở được tài liệu. Trong thời gian chờ đợi tin nhắn, có rất nhiều bạn đã bị cô giám thị yêu cầu lật giấy nháp lên kiểm tra, hoặc xem xét dưới ngăn bàn. 15 phút trôi qua đã có một vốc "ruột mèo" in chữ nhỏ xíu bị tịch thu và ném vào sọt rác, may mà không ai bị lập biên bản. Sau khi bị thu tài liệu, sinh viên chỉ tỏ ý tiếc rẻ rồi lại tiếp tục làm bài.

    Từ căng tin của đại học KD&CN HN, L. thuê người làm bài và gửi đáp án vào cho người của mình đang cài cắm trong các phòng thi.

    Sau khi phát đề khoảng 20 phút, L. nhận được tin nhắn của L.H., nhưng tình hình căng thẳng như vậy, rất khó để "quay bài". Mất 20 phút tiếp theo, vất vả lắm, L. mới chép xong nửa đáp án của một câu. Đã thế, giám thị tiến đến bên cạnh L., yêu cầu L. lật đề thi và giấy nháp lên. Hiển nhiên, giám thị thấy điện thoại lù lù trên bàn. Tỏ vẻ hối lỗi, L. nhanh chóng cất điện thoại vào túi xách. L. đành ngồi không chờ đợi, thỉnh thoảng ngó nghiêng các bạn xung quanh xin sự trợ giúp. Thế nhưng, họ không cùng đề nên L. chẳng chép được của ai. L. liếc nhìn các bạn "lính" của L.H., nhưng thấy ai cũng ngồi cắn bút vì không chép được từ điện thoại. Giám thị vẫn nghiêm nghị dò xét đến tận cuối giờ, L. đành mang bài làm chưa được một mặt giấy lên nộp.

    Buồn bã ra khỏi phòng thi, L. gặp L.H. ở hành lang, kể lại tình hình cho L.H. nghe. L. nói: "Chỉ có phòng thi của cậu coi chặt như thế thôi, các phòng khác, giám thị cho chép thả phanh. Còn một lần thi lại, có lẽ, tớ phải đích thân đi thi cho người ta. Còn việc hôm nay ngoài ý muốn, thù lao cậu định lấy tớ bao nhiêu?". Ca thi này quả rất mệt mỏi, nhưng lại không có kết quả, L. đành từ chối không lấy tiền công. Trò vào phòng thi mà không phải thi, chỉ có mặt, được "dân thi thuê" gọi là thủ đoạn "hình nhân thế mạng".

    Mái thoải lướt Facebook, Zalo làm bài qua mạng

    Đến trưa ngày 21/10, trên nhóm Học hộ HUBT, có thông tin từ một bạn dùng Facebook: Có nhu cầu thuê người kiểm tra môn tiếng Anh 9, vào ngày 22/10 tại ĐH KD&CN HN, cùng số liên lạc 0964597..., L. liền nhắn tin vào số máy của T.N. Qua tin nhắn, L. khẳng định, đã có kinh nghiệm trong thi thuê và đặc biệt đã quá quen với môi trường HUBT, nên bảo bạn ấy có thể an tâm về chất lượng. Chừng nửa tiếng sau, T.N. nhắn tin lại đồng ý với giá 100 nghìn đồng tiền thuê và hỏi L. có cần xem qua tài liệu trước không. Vốn là người từng trải qua nhiều lần làm bài kiểm tra thuê môn tiếng Anh 9, nên L. chỉ yêu cầu T.N. chụp ảnh gửi 2 trang dàn ý rồi gửi qua FB.

    Cùng ngày 21/10, L. tiếp tục được bạn khác có tên Facebook là: B.P.N. cũng học trường HUBT, nhắn tin qua thuê bao 01676202..., nhận là bạn của Béo Tròn Xinh Xinh (bà trùm thi hộ Nguyễn Thị L.) với nội dung: Nghe L. giới thiệu rằng, em có thể kiểm tra tiếng Anh đạt điểm cao, nên mình liên lạc nhờ em ngày mai kiểm tra qua FB môn tiếng Anh 9. Trao đổi bạn nữ này qua Facebook, B.P.N. đồng ý miễn sao đạt điểm theo yêu cầu.

    Đến sáng ngày 22/10, trong lúc L. đang ngồi chờ đến 9h để làm bài cho 2 bạn nữ đã thỏa thuận với mình, lướt qua nhóm Học hộ HUBT, L. thấy có FB P.T. cũng đăng thông tin cần thuê người kiểm tra tiếng Anh 9 gấp. L. lập tức vào trao đổi, P.T. đồng ý. Do quá cấp bách, L. bảo làm bài cho bạn rồi tính tiền sau. Ngay lập tức, P.T. gửi ảnh chụp của đề bài qua Facebook cho L. làm và gửi lại đáp án.

    Ngay sau khi làm xong cho P.T.,  B.P.N., T.N. cũng lần lượt chụp ảnh đề bài gửi qua Zalo và Facebook cho L.. Đề thi hôm đó giống hệt nhau, nên L. chỉ cần làm một đề sau đó sao chép gửi cho 3 người cùng một lúc. Về bài viết văn, L. chỉ cần thay đổi vài câu để mấy bài làm khác nhau một chút. Sau khi hoàn thành "trách nhiệm" một cách hoàn hảo, T.N có đề nghị sẽ qua tận nhà đưa tiền cho L. vào buổi tối... 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hinh-nhan-the-mang-va-duong-day-lam-bai-thi-thue-truc-tuyen-a74755.html
    Bùng nổ phong trào học hộ, thi hộ và... ốm hộ

    Bùng nổ phong trào học hộ, thi hộ và... ốm hộ

    Không phải là hiện tượng quá mới, nhưng “học hộ, thi hộ” đã trở nên công khai và phổ biến trong giới sinh viên, kéo theo các dịch vụ “ăn theo” như làm giả thẻ sinh viên, giấy khám bệnh... để phục vụ sinh viên trốn học.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bùng nổ phong trào học hộ, thi hộ và... ốm hộ

    Bùng nổ phong trào học hộ, thi hộ và... ốm hộ

    Không phải là hiện tượng quá mới, nhưng “học hộ, thi hộ” đã trở nên công khai và phổ biến trong giới sinh viên, kéo theo các dịch vụ “ăn theo” như làm giả thẻ sinh viên, giấy khám bệnh... để phục vụ sinh viên trốn học.

    Dịch vụ học hộ - thi hộ nở rộ

    Dịch vụ học hộ - thi hộ nở rộ

    (ĐS&PL) - Có thể thấy hiện nay, dịch vụ học hộ - thi hộ đang nở rộ. Đã có không ít tình huống dở khóc dở cười khi sử dụng dịch vụ này…